Kinh doanh thời trang – một mảnh đất màu mỡ, hấp dẫn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nếu bạn đam mê thời trang và mong muốn kiếm tiền từ mảnh đất kinh doanh nhiều cơ hội này, việc trang bị các kiến thức không chỉ về thời trang mà còn là về kinh doanh sẽ là kim chỉ nam để ý tưởng kinh doanh thời trang của bạn được định hướng rõ ràng và đúng đắn hơn.
Xem thêm: Hướng dẫn Kinh doanh online 2021: Kinh nghiệm cho người mới bắt đầu.
Câu hỏi đầu tiên trước khi bắt đầu khởi nghiệp thời trang sẽ luôn là: Thương hiệu lựa chọn mô hình kinh doanh gì?
Đối với kinh doanh các sản phẩm thời trang, chúng ta sẽ có các mô hình kinh doanh sau:
- Thời trang thiết kế
- Bán lẻ và Phân phối độc quyền
- Thương mại điện tử
- Kinh doanh thời trang đã qua sử dụng
- May đo Bespoke/ Custom/ Made-to-measure
- Thời trang nhanh
- Sản xuất gia công
- Mặt hàng thời trang cũ/ đã qua sử dụng
- Thời trang cho thuê
1. Thời trang thiết kế
Là mô hình kinh doanh và quảng bá các mặt hàng thời trang do chính thương hiệu thiết kế. Nhiều thương hiệu thiết kế thậm chí còn có quy trình khép kín từ khâu sản xuất, gia công đến phân phối. Kinh doanh thời trang thiết kế hiện tại đang là một xu hướng phổ biến trong thị trường thời trang Việt Nam bởi người mua hàng thời trang đang dần cảm thấy chán với những sản phẩm thời trang đại trà giá rẻ mà đang tìm kiếm những món đồ độc đáo, có thể tuỳ chỉnh để phù hợp với số đo cá nhân và thể hiện cá tính của riêng mình.
Nguồn: Gia studios
Một số thương hiệu thời trang thiết kế ở Việt Nam mà bạn có thể tham khảo mô hình kinh doanh:
- Gia Studios
- Accent Concept
- L’espoir
- SAND
- Blanke
- MêMan
2. Bán lẻ và Phân phối độc quyền
Là mô hình kinh doanh thời trang mà các nhà bán lẻ thời trang đóng vai trò là người mua thời trang (fashion buyer) với số lượng lớn từ các thương hiệu, các nhà thiết kế về cửa hàng rồi bán lại cho khách mua lẻ. Nhiều tập đoàn lớn như DAFC, ACFC… còn trở thành nhà phân phối độc quyền của một số thương hiệu cao cấp quốc tế. Một số doanh nghiệp bán lẻ sau khi tích góp được số vốn và kinh nghiệm nhất định, thậm chí có thể phát triển dòng sản phẩm của riêng mình với mức giá vô cùng cạnh tranh.
Một số nhà bán lẻ thời trang ở Việt Nam cần biết:
- Maison – Công ty phân phối và bán lẻ của các thương hiệu thời trang như Coach, MaxMara, Ted Baker, The Kooples, Charles and Keith…
- DAFC – Công ty phân phối và bán lẻ độc quyền các thương hiệu thời trang cao cấp như Dolce & Gabbana, Elie Saab, Burberry, Balmain…
- ACFC – Công ty phân phối và bán lẻ độc quyền các thương hiệu thời trang trung cấp và bình dân như Gap, Old Navy, Levi’s, Mango…
- labels – Tại đây bạn có thể tìm thấy các thiết kế được tuyển chọn từ các nhà thiết kế và tài năng trẻ trên thế giới.
- There vnd Then – Nhà bán lẻ thời trang đường phố với số lượng giới hạn được tuyển chọn từ các thương hiệu thời trang như ALYX Studios, Yeezy, Mastermind World, Gentle Monster, Heron Preston, DRKSHDW by Rick Owens, Y-3, Palm Angels, Adidas, Stussy…
3. Thương mại điện tử
Là mô hình kinh doanh mà mọi hoạt động kinh doanh, marketing, phân phối sản phẩm và dịch vụ thời trang đều được thực hiện qua các nền tảng công nghệ – điện tử như website, mạng xã hội,… Trên các nền tảng công nghệ điện tử ngày nay còn có nhiều phương thức bán hàng mới lạ, độc đáo như See now Buy now (Xem và mua ngay), Livestream (bán hàng trực tiếp qua video), thử đồ thực tế ảo (Virtual Try-on)…
Website kinh doanh thời trang của thương hiệu Maison trên nền tảng Haravan
Bạn có thể tự xây dựng website kinh doanh thời trang cho shop của mình với nền tảng Haravan. Giúp bạn quản lý mọi hoạt động kinh doanh và tăng trưởng mạnh mẽ trên Website, Facebook, Shopee, Tiki, Lazada và chuỗi cửa hàng. Bạn có đến 15 ngày dùng thử miễn phí để trải nghiệm mọi tính năng của website Haravan và đưa ra quyết định.
Tạo website cho shop của bạn và dùng thử miễn phí ngay tại đây
Một số sàn thương mại điện tử nổi bật:
- Amazon – Trang thương mại điện tử này kinh doanh thời trang từ rất nhiều nhãn hàng thời trang bình dân trên thế giới như Calvin Klein, PUMA… và đã ra mắt thương hiệu thời trang của riêng mình là Amazon Essentials.
- Net-A-Porter – Trang thương mại điện tử của nhiều thương hiệu thời trang cao cấp trên thế giới.
- Maison Online
- Shopee
- Ferosh
4. Kinh doanh thời trang đã qua sử dụng
Việc mua bán các mặt hàng thời trang đã qua sử dụng nở rộ cả với các mặt hàng bình dân và cả các thương hiệu thời trang cao cấp, bởi nhu cầu quá lớn lẫn sự chuyển dịch trong hành vi mua sắm cũng như mối quan tâm của người tiêu dùng dành cho môi trường và sự lãng phí dần tăng cao. Kinh doanh thời trang đã qua sử dụng không chỉ nằm ở những cửa hàng nhỏ lẻ mà đã nâng tầm trở thành các hệ thống với sự tuyển chọn kỹ lưỡng và độ uy tín cao.
Một số mô hình kinh doanh thời trang đã qua sử dụng nổi bật:
- TheRealReal
- Re.loved
- Coco Dressing Room
- GiveAway Vietnam
5. May đo Bespoke/ Custom/ Made-to-measure
Là mô hình kinh doanh các mặt hàng thời trang không có sẵn mà phải dựa vào số đo và yêu cầu của riêng từng khách hàng. Bespoke chỉ hình thức may đo hoàn toàn dựa vào thông số của khách hàng và không dựa vào bất kỳ mẫu có sẵn nào. May đo Bespoke sẽ phải tiến hành đo, ướm thử, lên rập, may… cho người mặc từ lúc đầu cho đến lúc kết thúc. Còn Made-to-measure cũng là may đo nhưng dựa vào bộ rập có sẵn sau đó tuỳ chỉnh để phù hợp với cơ thể của người mặc. Nói cách khác, Made-to-measure là phiên bản nhanh và tiết kiệm chi phí hơn của Bespoke.
Các thương hiệu may đo nổi bật của Việt Nam:
- The Mike Style
- CNES Bespoke
- Chương Tailor
6. Thời trang nhanh
Mô hình kinh doanh thời trang nhanh có nhiệm vụ giải quyết hai bài toán: Giá cả và xu hướng. Thời trang nhanh phải đáp ứng được yêu cầu cho ra thị trường các sản phẩm mới nhất, hợp thời nhất với giá cả cạnh tranh nhất. Vì thế, hầu hết các thương hiệu thời trang nhanh đều lựa chọn “copy” ý tưởng từ các thiết kế được đưa trên sàn runway nhưng với chi phí rẻ hơn nhiều. Chính vì thế, thời trang nhanh được đông đảo khách hàng lựa chọn bởi cập nhật xu hướng nhanh mà giá cả lại phải chăng. Với khả năng đó, thời trang nhanh đòi hỏi sự đầu tư vào bộ máy sản xuất, dây chuyền vận hành thật hiệu quả nhưng đồng thời cũng vấp phải nhiều phản ứng từ dư luận do các tác động của nó lên môi trường lẫn sự thiếu minh bạch trong việc chi trả cho nhân công, nguồn gốc xuất xứ của nguyên liệu sản xuất.
Một số thương hiệu thời trang nhanh nổi bật:
- Zara
- H&M
- UNIQLO
- Asos
7. Nhập khẩu và bán sỉ
Ở mô hình kinh doanh này, các đơn vị chuyên nhập (từ nước ngoài hoặc trong nước) số lượng lớn các mặt hàng thời trang rồi bán lại cho các doanh nghiệp và cửa hàng nhỏ lẻ hơn.
8. Gia công
Một số doanh nghiệp chỉ tập trung vào sản xuất các mặt hàng thời trang mà không phát triển thành thương hiệu để không phải lo các chi phí về marketing, quản lý cửa hàng, chăm sóc khách hàng… Họ sẽ tập trung vào nhân công, phát triển máy móc, kỹ thuật để có thể sản xuất ra số lượng hàng lớn đáp ứng nhu cầu mua hàng của những người kinh doanh thời trang sỉ lẻ.
9. Cho thuê các mặt hàng thời trang
Bên cạnh xu hướng mua bán đồ đã qua sử dụng, thị trường cho thuê các mặt hàng thời trang cũng vô cùng sôi nổi trong thời gian trở lại đây. Xuất phát từ xu hướng được thay đổi, thử nghiệm với những phong cách mới cũng như thực trạng nhiều người chỉ mặc một số loại quần áo một lần vào những dịp đặc biệt mà không có nhu cầu sở hữu chúng, mô hình kinh doanh dịch vụ thuê quần áo thời trang cung cấp cho khách hàng vô số lựa chọn với mức giá thuê cực kỳ dễ chịu, và họ cũng có thể mua món đồ ấy nếu cảm thấy thích.
Một số dịch vụ cho thuê đồ thời trang nổi bật:
- Drobebox
- Rent The Runway
- Nuuly
Trên đây là 9 mô hình kinh doanh thời trang phổ biến trên thế giới và cả Việt Nam. Bạn hoàn toàn có thể kết hợp 2-3 mô hình cho việc kinh doanh của mình tùy theo nguồn lực sẵn có.
Nguồn: style-republik.com
(có chỉnh sửa)
—
Hi vọng bài viết đã mang đến những thông tin hữu ích cho bạn. Để bắt đầu kinh doanh thời trang chuyên nghiệp và vượt trội hơn, bạn có thể tham khảo các giải pháp từ Haravan, giúp bạn:
- Tạo website và quản lý kinh doanh thật dễ dàng
- Tích hợp nhiều kênh bán hàng Facebook, Zalo, Shopee, Tiki, Lazada, Cửa hàng, Website… và quản lý tại một nơi duy nhất
- Quản lý mọi tin nhắn, cuộc hội thoại và tương tác khách hàng
- Quản lý đơn hàng, tồn kho, sản phẩm, tần suất mua hàng khách hàng
Và hàng loạt tính năng khác để bạn bán hàng ngay và tăng trưởng trên Online.
Các giải pháp từ Haravan được hơn 50.000 doanh nghiệp tin dùng làm nền tảng để tăng trưởng, trong đó có các thương hiệu nổi bật trong nước và quốc tế như: Nestle, Dell, L’Oréal, AEON, Vinamilk, Thiên Long, Biti’s, TheFaceShop, Juno, The Coffee House… Haravan cũng hân hạnh là đối tác chiến lược duy nhất của Google và Facebook tại Việt Nam trong mảng công nghệ kinh doanh.
Bắt đầu hành trình tăng trưởng ngay với Haravan!
Nguồn: 9 mô hình kinh doanh thời trang phổ biến trước khi bắt đầu khởi nghiệp