Khi doanh nghiệp xây dựng một kênh bán hàng với đầy đủ giao diện và thông tin sản phẩm bắt mắt và với giá cả hợp lý, thì câu chuyện duy nhất doanh nghiệp cần phải lưu tâm đó là Làm sao để nhiều người biết tới sản phẩm, dịch vụ và cửa hàng online của mình hơn? Việc quảng bá sẽ là chìa khoá quan trọng để mang sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp đi muôn nơi, tiếp cận hàng triệu người dùng, đặc biệt là với công cụ quảng cáo Google. Vậy quảng cáo Google là gì? Liệu nó có khó để tự triển khai cho doanh nghiệp của mình? Haravan sẽ cung cấp kiến thức và thông tin tổng quan cho bạn thông qua bài viết này.
1. Tổng quan về quảng cáo Google
1.1 Google Ads là gì? Cập nhật tên mới nhất 2022
Google Ads là công cụ dùng cho quảng cáo trực tuyến của Google nhằm để hiển thị quảng cáo trong kết quả tìm kiếm hoặc trong chế độ quảng cáo hiển thị. Qua đó doanh nghiệp có thể quảng bá, bán các sản phẩm hoặc dịch vụ, nâng cao mức độ nhận biết và tăng lưu lượng truy cập vào trang web của họ .Các nhà quảng cáo hầu hết thường thanh toán theo phương thức PPC (pay-per-click: trả tiền cho mỗi lần nhấp). Đây cũng là cách Google kiếm tiền thông qua các kênh tìm kiếm.
Hình 1. Google Ads là gì?
1.2. 6 loại hình thức chạy quảng cáo của Google
Quảng cáo tìm kiếm
Quảng cáo tìm kiếm, Google sử dụng định dạng văn bản để tiếp cận đến người dùng khi họ tìm kiếm thông tin trên công cụ Google. Chiến dịch quảng cáo tìm kiếm được sử dụng với 3 mục tiêu chính là tăng lưu lượng truy cập website, tăng khách hàng tiềm năng, tăng doanh số bán hàng.
Hình 2. Quảng cáo tìm kiếm
Quảng cáo hiển thị
Quảng cáo hiển thị là quảng cáo trực tuyến kết hợp các yếu tố sao chép và hình ảnh với một thông điệp kêu gọi hành động – Call to Action (CTA) liên kết đến một trang đích. Bạn thường thấy quảng cáo hiển thị ở phần đầu hoặc dọc hai bên của một trang web – hoặc đôi khi, nằm ở giữa nội dung bạn đang đọc. Quảng cáo hiển thị có hình ảnh bắt mắt, hiệu quả về chi phí và là một phương pháp có thể đo lường giúp thương hiệu tiếp cận được mục tiêu tiếp thị của họ. Đó là lý do tại sao quảng cáo hiển thị đóng vai trò then chốt cho bất kỳ truyền thông hỗn hợp hiện đại này.
Hình 3. Quảng cáo hiển thị
Quảng cáo mua sắm
Google Shopping hay Quảng cáo mua sắm là hình thức quảng cáo hiển thị thông tin chi tiết về các sản phẩm cụ thể, giúp người dùng dễ dàng so sánh các sản phẩm tương tự về hình ảnh, giá cả, thương hiệu và cửa hàng bán, từ đó đưa ra quyết định mua hàng dễ dàng hơn.
Hình 4. Quảng cáo mua sắm
Quảng cáo video
Loại quảng cáo này sẽ cho phép hiển thị quảng cáo của bạn trong các video trên YouTube cũng như trên trang web và ứng dụng của các đối tác video của Google với các kích thước tương ứng.
>> Xem thêm: Kinh nghiệm quảng cáo trên Youtube cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Hình 5. Quảng cáo video
Quảng cáo ứng dụng toàn cầu
Chiến dịch ứng dụng toàn cầu dành cho đối tượng các doanh nghiệp muốn quảng bá ứng dụng (app) của mình trên các ứng dụng của Google như Tìm kiếm, Google Play, YouTube và hơn 3 triệu trang web và ứng dụng trong mạng của Google và các đối tác khác nhằm thu thập lượng người dùng (user) cho ứng dụng.
Hình 6. Quảng cáo ứng dụng (App) trên các kênh của Google
2. Hướng dẫn cách chạy quảng cáo bán hàng ra đơn
2.1. Đăng ký tài khoản Quảng cáo Google đơn giản
Truy cập vào trang tạo quảng cáo Google adwords https://adwords.google.com , chọn bắt đầu ngay và đăng nhập vào gmail của bạn.
Bước 1: Tạo mục tiêu quảng cáo cho doanh nghiệp của bạn.
Có 3 option cho bạn lựa chọn. Bước này bạn cần xác định rõ xem doanh nghiệp của mình đang phù hợp với option nào.
-
Tăng số lượng cuộc gọi điện thoại gọi tới doanh nghiệp: Chọn option này nếu như khách hàng mới của bạn đến từ kênh điện thoại là chính).
-
Tăng số lượng khách hàng ghé qua vị trí thực của bạn: Chọn option này nếu như bạn có 1 cửa hàng thực tế, muốn khách hàng đến tận nơi xem).
-
Tăng lượt bán hàng hoặc lượt đăng ký qua trang web: Hầu hết công việc kinh doanh của bạn được thực hiện trực tuyến (đặt hàng, đăng ký…)
Bước 2: Thiết lập doanh nghiệp của bạn
Điền tên doanh nghiệp và trang web của bạn vào các ô tương ứng.
Bước 3: Thiết lập vị trí quảng cáo
Thiết lập các khu vực mà bạn có thể cung cấp dịch vụ. Có hai tab mà bạn cần quan tâm đến:
Thiết lập vị trí theo bán kính. Giới hạn vị trí địa lý theo bán kính của bạn:
Thiết lập vị trí cụ thể tùy chỉnh: Nếu bạn cung cấp dịch vụ ở một vài địa điểm khác nhau, hoặc bạn có chi nhánh ở một số nơi xa nhau, bạn cần thiết lập thêm những địa điểm đó vào phần này.
Tuy nhiên, để có thể sử dụng được lâu dài và tránh các khả năng vi phạm chính sách của Google khi tự chạy quảng cáo lâu dài, bạn cần có một tài khoản quảng cáo “khoẻ” và “mạnh”. Là đối tác trực tiếp của Google, Haravan hoàn toàn có thể giúp bạn được việc đó. Với sự “hậu thuẫn” từ Haravan, các doanh nghiệp khi sử dụng gói dịch vụ quản lý website bán hàng tại Haravan, Haravan sẽ cung cấp tài khoản quảng cáo đã được thiết lập sẵn cho doanh nghiệp của bạn, giúp bạn tiết kiệm hẳn những quy trình thiết lập phức tạp.
Xem các gói dịch vụ của Haravan ngay TẠI ĐÂY!
2.2. Nhận biết tổng quan cấu trúc một chiến dịch chạy quảng cáo
Quảng cáo của Google được tổ chức thành ba lớp: tài khoản, chiến dịch, nhóm quảng cáo.
-
Tài khoản: Tài khoản của bạn được liên kết với một email duy nhất địa chỉ, mật khẩu và thông tin thanh toán.
-
Chiến dịch: Mỗi chiến dịch trong tài khoản của bạn đều có ngân sách và cài đặt xác định nơi quảng cáo của bạn xuất hiện.
-
Nhóm quảng cáo: Mỗi nhóm quảng cáo trong một chiến dịch chứa một tập hợp quảng cáo và từ khóa tương tự mà bạn muốn kích hoạt quảng cáo để hiển thị.
2.3. Lựa chọn bộ từ khóa quảng cáo hiệu quả
Gồm có các phân nhóm từ khoá sau:
Danh sách sơ bộ
-
Nhập một số từ khóa (không quá general hoặc specific) hoặc landing page
-
Lưu ý tính năng lọc (ngôn ngữ, location và landing page)
Danh sách rút gọn
-
Liên quan và cụ thể
-
Lượng tìm kiếm nhiều
-
Mức độ cạnh tranh thấp
Phân nhóm từ khóa theo chủ đề
-
Nhóm 01, Nhóm 02, Nhóm 03,…
-
Số lượng nhóm tùy thuộc vào chủ đề (theme) của danh sách từ khóa rút gọn
Lưu ý khi lựa chọn từ khóa
-
Đứng dưới góc độ của khách hàng
-
Ưu tiên theo thứ tự: liên quan (cụ thể), lượng tìm kiếm và mức độ canh tranh
>> Xem ngay: Gợi ý các công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí đỉnh nhất
2.5. Đo lường và tối ưu các chỉ số chạy quảng cáo
Các yếu tố ảnh hưởng
Các yếu tố mà công ty có thể sử dụng để đánh giá tầm quan trọng của một chiến dịch quảng cáo đối với doanh nghiệp?
-
Doanh số ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp
-
Mức độ truy cập Internet giữa các cơ sở khách hàng
-
Hoạt động của đối thủ cạnh tranh
>> Đọc ngay: 8 bí quyết giúp cải thiện doanh số bán hàng online
Các chỉ số đo lường chạy quảng cáo
Click Through Rate (CTR) là tỷ lệ nhấp/ click chuột. Trong Google AdWords, chỉ số CTR đo lường tỷ lệ giữa số lần nhấp vào quảng cáo trên số lần hiển thị của quảng cáo đó.
Còn trong SEO, chỉ số CTR đơn giản là tỷ lệ người dùng nhấp vào đường link trên tổng số lần đường link này hiển thị.
Conversion rate là khái niệm nhằm chỉ ra độ HIỆU QUẢ của website thông qua các hành vi mà khách hàng thực hiện.
Ví dụ: website của bạn nhận được 2000 khách hàng truy cập trong một tháng và có 200 khách hàng đăng ký nhận tư vấn. Tỷ lệ chuyển đổi sẽ là 200/2000 hay 10%.
Sự chuyển đổi có thể là bất kì hành động nào của khách hàng mà doanh nghiệp mong muốn họ thực hiện. Nó có thể là tỉ lệ người đăng ký nhận tư vấn/người truy cập website. Đó cũng có thể là tỉ lệ người bấm đăng ký dịch vụ/người truy cập web. Mỗi mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra sẽ có một conversion rate riêng.
Cách tính chỉ số đo lường
Tối ưu các chỉ số đo lường
Cải thiện tham số CTR?
-
Nhắm đúng đối tượng khách hàng (targeting)
-
Nội dung (Copywriter, Graphic design, Content creator, Production house)
Cải thiện tham số Conversion Rate?
-
Tránh “treo đầu dê bán thịt chó”
-
Quy trình mua hàng (buying process)
-
Các tùy chọn thanh toán (payment options)
-
Các tùy chọn giao hàng (delivery options)
>> Tìm hiểu thêm 5 chỉ số thước đo quan trọng cần biết trong bán hàng online
2.6. Cài đặt đối tượng tiếp thị lại
Khách hàng khi gõ từ khóa tìm kiếm họ truy cập vào trang web có nghĩa là họ đang có nhu cầu với sản phẩm đó. CẦN PHẢI THEO ĐUỔI NGƯỜI DÙNG ĐỂ QUẢNG CÁO TIẾP THỊ LẠI SẢN PHẨM BỞI:
-
Bởi lần đầu tiên vào họ vẫn đang trong quá trình tìm hiểu, so sánh. Họ cần tham khảo người thân, các bên đối thủ của bạn, giá cả, chế độ hậu mãi.
-
43% các công ty sử dụng Remarketing để tăng cường nhận thức thương hiệu online.
Cách thức
Bạn cần vào trang quảng cáo Google lấy code Remarketing và cài đặt vào website của mình. Khi cài đặt đối tượng tiếp thị lại thì mỗi khi người dùng truy cập vào website của bạn, hệ thống sẽ lưu lại cookie vào danh sách tiếp thị lại và từ danh sách này bạn có thể dùng để tạo chiến dịch tiếp thị lại hay còn gọi là Remarketing.
Điều kiện
Đối với mạng tìm kiếm Google search bạn cần phải có tối thiểu 1.000 khách truy cập hoặc người dùng hoạt động trong vòng 30 ngày qua.
3. Chiến dịch cho người tự chạy quảng cáo hiệu quả – Google Performance Max
Với chiến dịch này, bạn không cần phải quá quan tâm về các thiết lập quảng cáo bởi vì Google sẽ tự tối ưu chiến dịch quảng cáo của bạn đến đúng tệp khách hàng dựa vào kho dữ liệu lớn của rất nhiều tệp khách hàng khác nhau mà Google đã có, Google hoàn toàn có khả năng nắm bắt được những tệp đối tượng phù hợp với sản phẩm của doanh nghiệp và tự động phân phối quảng cáo cho họ.
Khi lựa chọn chiến dịch Google Performance Max, nhà bán hàng chỉ cần cung cấp nội dung, hình ảnh, video và sau đó, hệ thống AI (hệ thống máy học) của Google sẽ tiến hành phân phối quảng cáo trên các không gian quảng cáo sẵn có của Google. Chiến dịch sẽ sử dụng chiến thuật đặt giá thầu thông minh (Smart Bidding) dựa trên mục tiêu cụ thể của nhà quảng cáo.
Nhằm hỗ trợ nhà bán hàng trong năm 2022, Haravan cùng với Google hỗ trợ người dùng gói khuyến mãi tặng tiền chạy quảng cáo 11.200.000(VND) khi quý khách đăng ký và sử dụng gói dịch vụ quản lý và xây dựng website bán hàng tại Haravan.
Chi tiết chương trình khuyến mãi quý khách xem TẠI ĐÂY!
Hãy để lại thông tin để nhận ngay tư vấn từ Haravan về việc triển khai các chương trình tăng trưởng kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp của bạn.
>> Đọc thêm:
Triển khai quảng cáo thương mại điện tử kết hợp Facebook Ads và Google Ads
Tổng hợp 13 loại quảng cáo Google Ads dành cho mọi ngành hàng
Các phương thức thanh toán của Google Ads và những điều nhà quảng cáo cần lưu ý
Nguồn: Cách chạy quảng cáo bán hàng Google ra đơn hiệu quả 2022