8 Yếu tố giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi trên Website và Landing page

45
8 Yếu tố giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi trên Website và Landing page

Mọi hoạt động như quảng cáo Facebook, Google hay SEO đều nhằm mục tiêu thu hút traffic, kéo người dùng vào website hoặc landing page (trang đích). Nhưng nếu website/landing page của bạn không đủ khả năng để khuyến khích khách hành động và tạo ra chuyển đổi tốt thì đều trở thành công cốc.

Chuyển đổi – Convert, thuật ngữ rất quen thuộc và cũng đã có nhiều chia sẻ về nó. Trong bài viết này, Haravan muốn giới thiệu một góc nhìn mới giúp nhà bán hàng tăng tỷ lệ chuyển đổi trên web/landing page từ việc phân tích xem từ CONVERTS được cấu thành bởi các yếu tố nào.

1. C = Clear Call to Action: Nút Kêu Gọi Hành Động Rõ Ràng

Nút kêu gọi hành động (CTA) là những gì bạn mong muốn khách hàng thực hiện: Mua ngay. Đăng ký ngay. Dùng thử ngay. Liên hệ. Xem ngay
Bạn nên test liên tục để có một nút CTA hiệu quả nhất. Test màu sắc, kích cỡ, vị trí đặt nút sao cho hợp lý. Quan trọng nhất là test từ ngữ kêu gọi để thôi thúc khách hàng ra quyết định ngay.


2. O = Offer: Cung Cấp Lợi ích

Bạn muốn khách hàng làm theo ý mình, hãy đưa ra các lợi ích cho họ. Có thể là những phiếu coupon, mã giảm giá, dùng thử miễn phí, trải nghiệm tính năng mới, một món quà… Khi khách hàng cảm nhận được mình đang có lợi, họ sẽ tương tác và mua hàng trên trang của bạn.

3. N = Narrow Focus: Giữ sự tối giản

Hãy chú ý về thuật ngữ “KISS- Keep It Short & Simple”. Nghiên cứu chỉ ra rằng, bạn càng cung cấp nhiều các lựa chọn khác nhau, khách hàng sẽ càng mất nhiều thời gian hơn để đưa ra quyết định. Vậy nên website hay landing page càng giữ được sự tối giản và rõ ràng, sẽ càng có tỉ lệ chuyển đổi của khách hàng tốt hơn.
– Giữ các thông tin ngắn gọn và đảm bảo mọi thứ đặt lên landing page đều có một mục đích rõ ràng.

– Test các nội dung trong form, thời gian điền form, cân đối để có một form tốt nhất cho khách hàng.

4. V = VIA: Very Important Attributes: Đưa Ra Những Đặc Điểm Nổi Bật Nhất Của Sản Phẩm Hoặc Dịch Vụ

Hãy miêu tả sản phẩm dựa trên quan điểm và lập trường của khách hàng đang có nhu cầu. Nói theo cách khác, giải thích về sản phẩm này có thể giải quyết được vấn đề nào của người sử dụng. Điều này có thể đúng, có thể sai phụ thuộc vào sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp, vậy lời khuyên là hãy test và test thật nhiều. Tóm lại, bạn nên miêu tả:
– Đặc điểm – Danh sách những đặc điểm nổi bật và thú vị của sản phẩm/dịch vụ

– Lợi ích – Những đặc điểm này sẽ giúp khách hàng có được những gì?

– Điểm gây tổn thương – Nếu không sử dụng thì khách hàng sẽ mất đi những gì?

5. E = Effective Headline: Tiêu Đề Hiệu Quả

Khách hàng sẽ dễ bị thu hút bởi những tiêu đề thông minh, sáng tạo, hóm hỉnh hoặc gợi sự tò mò. Điều này đã được làm ở các mẫu quảng cáo, và khách hàng đã bị thu hút sẵn vì tiêu đề rồi (nên mới click vào). Vậy nên ở trên website và đặc biệt là landing page, bạn không cần gây thêm sự chú ý nữa.
Mục tiêu bây giờ chỉ cần khuyến khích họ ở lại, và tiếp tục tìm hiểu thêm mà thôi. Sử dụng các “Plain language – ngôn ngữ đơn giản” để miêu tả trang của bạn. Khách hàng ai cũng bận, vậy nên hãy làm khách hàng tập trung quan tâm sản phẩm/dịch vụ của bạn thay vì khiến họ mất nhiều thời gian hơn bằng việc đưa ra những tiêu đề thông minh, ngắn gọn và súc tích.

6. R = Resolution-Savvy Layout: Bố cục, kích cỡ chuẩn

Thứ bạn thấy trên màn hình HD laptop của bạn có thể sẽ khác xa với những gì khách hàng nhìn thấy. Hãy giữ những thứ cần thiết nhất: Logo, Tiêu đề, CTA, và hình ảnh… ở trung tâm hoặc phía trên màn hình. Còn các nội dung hỗ trợ thì ở phía dưới chân trang.

7. T = Tidy Visuals: Hình ảnh trật tự, bắt mắt

– Thiết kế sạch sẽ, gọn gàng và tận dụng các khoảng trắng để người dùng không mỏi mắt, và dễ tiếp cận tới CTA.
– Font chữ to sẽ làm cho người dùng dễ dàng đọc hơn, và hiểu hơn về website hay landing page của bạn.
– Sử dụng Video làm tăng tỉ lệ chuyển đổi lên 80%
Các hình ảnh và video liên quan tới sản phẩm và khách hàng sẽ hỗ trợ truyền tải thông điệp tốt nhất.

8. S = Social Proof: Sử dụng các feedback

Con người có xu hướng đặt nhiều niềm tin vào sản phẩm/dịch vụ mà đã được người khác kiểm chứng hơn. Do đó bạn nên cân nhắc đưa vào thiết kế website/ landing page của bạn những yếu tố sau:
– Danh sách khách hàng đã mua sản phẩm/dịch vụ

– Các trang báo đã đưa tin

– Sô lượng người dùng tăng lên

– Giấy chứng nhận
Thu thập những feedback, nhận xét tốt từ phía khách hàng và đưa lên trang của bạn. Và cập nhật liên tục mỗi khi người dùng sản phẩm tăng, được lên báo chí hoặc người nổi tiếng nhắc tới,…

Trên đây là 8 lưu ý giúp bạn tăng tỷ lệ chuyển đổi, mua hàng hay sử dụng dịch vụ trên trang web hoặc trang đích của mình. Hi vọng bài viết đã mang đến những thông tin hữu ích. Nếu có bất cứ góp ý hay thắc mắc cần hỗ trợ vui lòng để lại bình luận để Haravan có thể phản hồi bạn ngay.
—-

Với nền tảng website Haravan, người kinh doanh có thể xây dựng website kinh doanh đa kênh chuyên nghiệp nhanh chóng với chi phí hợp lý. Website đã tích hợp đủ mọi tính năng (thanh toán, giao hàng, bảo mật, báo cáo, livechat,…) để bán hàng ngay. Kết nối với các sàn lớn như Shopee, Lazada, Tiki… để quản lý bán hàng đa kênh tiện lợi và tăng trưởng vượt bậc.

Bên cạnh đó, Haravan mang đến hơn 200 giao diện đẹp mắt phù hợp với nhiều ngành nghề kinh doanh. Website thân thiện với thiết bị di động, chuẩn SEO, miễn phí hosting và băng thông không giới hạn giúp tối ưu tốc độ tải trang để đem đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Cùng với Google Smart Shopping được tích hợp sâu vào hệ thống website, nhà bán hàng chỉ cần nhấp vài click là có thể tạo một chiến dịch quảng cáo Google Smart Shopping, tối ưu và quản lý hiệu quả một cách dễ dàng.

Vẫn còn rất nhiều tính năng vượt trội khác từ nền tảng website Haravan. Tạo website cho shop của bạn và trải nghiệm 14 ngày dùng thử MIỄN PHÍ ngay.


Nguồn: 8 Yếu tố giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi trên Website và Landing page