Hướng Dẫn Thêm Địa Điểm Trên Google Map

3811

HƯỚNG DẪN THÊM ĐỊA ĐIỂM TRÊN GOOGLE MAP (SEO GOOGLE MAP)

Bước 1: Cần có một Gmail để có thể thực hiện SEO

Bước 2: Có 2 cách để truy cập vào thêm địa điểm trên Map

_Cách 1 (truyền thống):  chúng ta sẽ đăng nhập vào trang chủ Google Map (https://maps.google.com/) Chọn mục thêm địa điểm bị thiếu

Lưu ý : đôi lúc vào Menu nhưng vẫn không thể tìm thấy mục thêm địa điểm. Lý do là vì Map không hiểu vị trí cụ thể chúng ta đang ở đâu, nơi chúng ta cần đăng là chỗ nào ? Nên cần chọn đúng vùng chúng ta cần đăng.

_Cách 2 (nhonmy.com): Vào trang chủ Nhonmy.com -> Công cụ -> 40 website submit -> mục 6 (thêm từ khóa vào Google Map)

Sau đó thì sẽ hiện lên một các nội dung mà Map cần bạn điền thông tin vào

Bước 3 : điền các thông tin vào trong bảng

Lưu ý

      • Tên:- nên tạo một dãy tên có ý nghĩa, nên đưa tên doanh nghiệp vào, như thế sẽ tăng tính thuyết phục- tạo từ khóa ngắn, từ khóa dài, kèm theo tên thương hiệu và tên trang web (VD: Vòng chuỗi đá kiểu, ms Luu cung cấp nhiều kiểu phong thủy Vòng chuỗi đá kiểu phù hợp cho bạn; Vòng chuỗi đá kiểu, Bán Vòng chuỗi đá kiểu trên website luu.vn)
      • Địa chỉ : nên chọn địa điểm mà Map dễ tìm thấy, nếu Map không tìm ra nơi cần đăng ký thì sẽ không thể GỬI yêu cầu được. Chọn địa điểm nên là khu chung cư, trung tâm thương mại, các tòa nhà cao tầng ở các quận trung tâm.
      • Số điện thoại : nên là số có thể liên hệ trực tiếp đến người bán. Đối với hình thực SEO Map thế này thì người dùng chủ yếu sẽ chú ý vào địa điểm và số điện thoại trước khi họ muốn vào Website. Một số điện thoại không hợp lý, không dẫn trực tiếp đến bộ phận bán hàng sẽ khiến người mua cảm thấy không hài lòng
      • Trang Web : cần cẩn thận do Map đã thiết kế sẵn ‘http/ :’ nên có thể khi copy link vào cũng có từ khóa đó, 1 link có 2 từ ‘http :’ là một link web không chính xác. Thêm đường link trang web và các từ khóa về trang web.
      • Giờ : khoảng thời gian mà doanh nghiệp có thể phục vụ khách hàng

      Sau đó thì bấm « GỬI » là xong các bước

      Bước 4 : Kiểm tra lại Gmail (mail để đăng ký Map) xem Map đã hồi đáp thông tin

      Nếu trả về nội dung ‘Cảm ơn’ thì đó là Map đã nhận được đăng ký từ bạn và cần thời gian duyệt. Lưu ý : thời gian duyệt không cụ thể giống nhau, có thể là 1 ngày, 1 tuần hoặc có thể không duyệt…..

      Sau khi nhận được email thì cập nhật vào file excel.

          • Nếu trả về nội dung ‘Đã xuất bản’ thì Map đã chấp nhận và bài SEO sẽ được đưa lên tìm kiếm trên Google Map

      _Muốn chỉnh sửa nội dung bài MAp: 

      Viết phần chỉnh sửa ở ô dưới

      Lưu ý: bất kỳ một tài khoản mail nào cũng có thể đề xuất chỉnh sửa bài viết, tuy nhiên hay sử dụng mail đăng để chỉnh sửa. Vì đây không phải một trang mạng xã hội hoặc blog riêng nên những đề xuất đều phải đợi Map duyệt, việc dùng mail đăng bài để đề xuất sẽ tăng phần thuyết phục

      chú ý: đối vơi các tài khoản thêm địa điểm vào gg mà không còn nhận được thư cảm ơn nữa thì bạn nên đổi sang một tài khoản khác.

      _Gợi ý những phương pháp giúp bài SEO Google Map lên top

      Đánh giá :

          • Đối với hầu hết các website, blog hay mạng xã hội…để một bài viết được lên trang đầu nhanh thì đòi hỏi đầu tiên chính là sự tương tác giữa người viết và người xem, cụ thể hơn là những đánh giá. Một bài viết nếu dược nhiều phản hồi tích cực và lược đánh giá sao càng cao thì là một điều kiện tốt để lên top nhanh. Nếu những đánh giá có kèm hình ảnh liên quan đến sản phẩm hay doanh nghiệp, một hướng khác là có nhắc đến những từ khóa của nội dung tên, các đánh giá được like, những điều này được hiểu độ tương tác của bài viết tốt thì sẽ tăng tỷ lệ lê top cao hơn.

      Đăng tên đầy đủ của doanh nghiệp

          • Với một bài đăng không có tên doanh nghiệp rõ ràng cụ thể, mà chỉ là một từ khóa đơn thuần sẽ khó thuyết phục Map chấp nhận bài viết chứ chưa nói đến là gửi về lời Cảm Ơn.

      Hình ảnh

          • Sẽ là thuyết phục hơn nếu bài viết có những đánh giá tích cực, có thể sẽ là hình ảnh. Hoặc một cách khác là đăng thêm hình ảnh vào bài viết, vừa mang tính thẩm mỹ, giúp người mua hình dung rõ hơn về doanh nghiệp từ đó sẽ thuyết phục Map cho lên top

      Địa điểm truy cập

          • Map sẽ ưu tiên những địa điểm doanh nghiệp gần nơi bạn truy cập nhất

      _Những phương pháp giúp lên top khác

          • Trả tiền để có thể lên top, đây là cách hữu hiệu nhất nhưng tốn kém nhất
          • Google Map doanh nghiệp : cũng mang tính chất giống như Google Map bình thường nhưng nó đòi hỏi thông tin phức tạp hơn, các số liệu trên số đăng ký kinh doanh, cần các giấy tờ liên quan đến thủ tục công ty

      _Những rủi ro cần tránh

          • Không nên đăng quá nhiều bài trong một ngày với một mail hoặc một nội dung tương tự nhau, Map sẽ nghi ngờ hoặc nặng hơn đánh dấu SPAM thì những bài đăng sau sẽ rất khó được chấp nhận. Một ngày nên đăng ở mức 5 bài là tối đa, hãy dùng một mail có thời gian tạo lâu hoặc lượng tương tác cao để thuyết phục Map duyệt bài đăng.
          • Việc sử dụng một thiết bị hoặc tại một địa điểm để đăng nhiều bài viết hoặc đánh giá, mặc dù bạn đã dùng nhiều mail khác nhau cũng khó thoát khỏi sự nghi ngờ của Map
          • Hãy sử dụng địa điểm mà người mua có thể đến đó trực tiếp giao dịch. Nếu bạn sẽ dụng một địa điểm ảo mà người mua đến họ không tìm ra, người mua có những đánh giá tiêu cực hoặc thông báo đến Map thì coi như bài đăng sẽ bị gỡ bỏ hoặc nặng hơn mail của bạn sẽ đưa vào danh sách SPAM thì tương lai những bài đăng sau gần như không thể được duyệt

      Yếu tố để bài viết được duyệt:

          1. – Địa điểm cần phù hợp (những nơi gần trung tâm thương mại, khu vực nhiều dân cư,…)
          2. – Tác động của tài khoản, đề tài khoản được đảm bảo thì cần tương tác ít nhất 3 yếu tố: Google +, Local Guides, tài khoản cần hai đầu input và output và tích cực ghi nhận xét và đánh giá * các bài viết, địa điểm khác.
          3. – Mô tả nội dung của bài viết đăng lên (tiêu đề chứa từ khóa và mô tả nội dung từ khóa, địa điểm thông tin, …)

      Yếu tố để bài viết được đứng trên top:

        1. – Địa điểm gần với người truy cập
        2. – Số người truy cập vào đường link bài viết
        3. – Số lượng thông tin trên G-Maps (đặc biệt là hình ảnh)
        4. – Số lượng đánh giá *
        5. – Từ khóa chứa mô tả nội dung.