Tất tần tật mọi thông tin về Affiliate Marketing

16

Những năm gần đây, Affiliate Marketing (Tiếp thị liên kết) là một hình thức quảng cáo cực kỳ phổ biến và đang dần trở thành trào lưu kiếm tiền thời hiện đại của giới trẻ. Bài viết này sẽ giải đáp tất cả các thắc mắc của bạn về Affiliate Marketing.

1. Affiliate Marketing là gì?

Affiliate Marketing (Tiếp thị liên kết) là một mô hình Marketing với mục đích quảng cáo sản phẩm, dịch vụ do nhà bán lẻ, nhà quảng cáo hoặc các doanh nghiệp khác cung cấp. Hiện nay mô hình này đang rất thịnh hành và được xem như một công việc làm kiếm thêm thu nhập vì người tham gia – hay còn gọi là Affiliate Marketer – có thể tự chủ được thời gian, địa điểm làm việc cũng như dễ dàng tạo ra nguồn thu nhập thụ động.

Hình thức hoạt động cơ bản của Affiliate Marketing là Affiliate Marketer sẽ nhận được một khoản tiền hoa hồng khi cung cấp một kết quả cụ thể cho nhà bán lẻ hoặc nhà quảng cáo. Thông thường, kết quả cần có của một chương trình Affiliate Marketing là mang lại doanh thu nhưng một số chương trình có thể thưởng cho bạn vì thu thập được số liệu khách hàng tiềm năng, ghi nhận người dùng thử miễn phí, tỉ lệ nhấp chuột vào trang web hoặc lượt tải xuống ứng dụng.

>> Xem thêm: Phân Biệt Giữa Referral Marketing Và Affiliate Marketing – Nên Lựa Chọn Hình Thức Nào Cho Doanh Nghiệp?

Affiliate Marketing là gì?

2. Phương thức hoạt động của Affiliate Marketing

Affiliate Marketing hoạt động bằng cách phân chia trách nhiệm tiếp thị và sáng tạo sản phẩm cho các bên, nó thúc đẩy khả năng của nhiều cá nhân để có chiến lược tiếp thị hiệu quả hơn.

Để thực hiện công việc này, thường cần có ba bên khác nhau tham gia:

2.1 Seller and Product Creator (Nhà cung cấp)

Nhà cung cấp ở đây là người bán (cá nhân), đơn vị hoặc doanh nghiệp tạo ra sản phẩm hoặc nhà bán lẻ có sản phẩm, dịch vụ từ đa dạng các ngành nghề kinh doanh và họ có mong muốn nâng cao hiệu suất kinh doanh. Nhà cung cấp không cần phải tham gia tích cực vào hoạt động Affiliate Marketing, nhưng hoàn toàn có thể thu được một mức lợi nhuận kha khá từ hoạt động này.

2.2 The Affiliate/ Advertiser (Nhà Phân Phối)

Nhà phân phối là những cá nhân hoặc công ty có khả năng quảng cáo những sản phẩm của nhà cung cấp theo nhiều cách hấp dẫn đến với tệp khách hàng tiềm năng. Nói cách khác, nhà phân phối sẽ thực hiện hoạt động quảng cáo đến người tiêu dùng bằng cách thể hiện giá trị của sản phẩm và thuyết phục họ mua sản phẩm. Nếu người tiêu dùng mua sản phẩm thông qua hoạt động Affiliate Marketing, nhà phân phối sẽ nhận được một khoản hoa hồng tương ứng.

2.3 The Consumer (Khách hàng)

Người tiêu dùng và khách hàng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong Affiliate Marketing vì họ là những người trực tiếp đóng góp doanh số bán hàng, trải nghiệm dịch vụ, sản phẩm của nhà cung cấp.

3. Tổng quan mô hình của Affiliate Marketing

Hiện tại có 3 mô hình chính là: Unattached – Related – Involved

3.1 Unattached Affiliate Marketing

Unattached Affiliate Marketing được hiểu là tiếp thị liên kết không ràng buộc. Trong mô hình này Affiliate Marketer không hề có kết nối với sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ đang quảng cáo. Ngoài ra họ cũng chưa từng sử dụng và hầu như không có chuyên môn về sản phẩm.

Thông thường, Unattached Affiliate Marketing sẽ sử dụng phương pháp Pay Per Click (PPC), mô hình này sẽ dành cho những Affiliate Marketer chỉ muốn tạo ra thu nhập ngắn hạn mà không quan tâm đầu tư vào sản phẩm hoặc mối quan hệ với khách hàng.

3.2. Related Affiliate Marketing

Related Affiliate Marketing được hiểu là tiếp thị liên kết có liên quan và là mô hình phù hợp dành cho những Affiliate Marketer không nhất thiết phải sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của nhà cung cấp nhưng có khả năng tiếp cận và thực hiện quảng cáo đến với đối tượng khách hàng thích hợp.

Ví dụ: Bạn có một kênh Tiktok với số lượng khán giả theo dõi đa phần là nữ giới ở độ tuổi GenZ và bạn lên clip quảng cáo cho một thương hiệu quần áo mà bạn chưa từng sử dụng. Trong trường hợp này, bạn đã áp dụng phương pháp Related Affiliate Marketing.

Ưu điểm của phương pháp Related Affiliate Marketing là có thể tạo ra lưu lượng truy cập (traffic), tuy nhiên nếu Affiliate Marketer chưa thực sự sử dụng sản phẩm và dịch vụ trước đây sẽ có khả năng dẫn đến rủi ro làm mất lòng tin của khán giả.

3.3 Involved Affiliate Marketing

Involved Affiliate Marketing có nghĩa là tiếp thị liên kết ràng buộc và đúng với cái tên thì loại hình Affiliate Marketing này đòi hỏi những Affiliate Marketer có mối liên hệ chặt chẽ với sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ đang quảng cáo. Affiliate Marketer cần tự mình trải nghiệm sản phẩm, tin tưởng vào kết quả của sản phẩm và giới thiệu với người khác trên tư cách là người đã sử dụng. Tất nhiên, Involved Affiliate Marketing đòi hỏi nhiều nỗ lực và thời gian hơn để xây dựng uy tín, nhưng mô hình Affiliate này sẽ nhận được nhiều lợi nhuận hơn so với Unattached Affiliate Marketing và Related Affiliate Marketing .

4. Tại sao nhà bán hàng và nhà phân phối nên áp dụng phương pháp Online Affiliate Marketing

4.1 Đối với nhà bán hàng

  • Tăng mạnh doanh thu, nâng cao hiệu suất bán hàng, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

  • Tiết kiệm chi phí, nguồn lực để quảng bá truyền thông sản phẩm so với mạng lưới bán hàng truyền thống.

  • Truyền thông chính xác đến tệp khách hàng mục tiêu.

  • Doanh nghiệp chỉ phải chi trả hoa hồng cho những đơn hàng thành công nên rủi ro tương đối thấp.

4.2 Đối với nhà phân phối

  • Chi phí là 0đ khi đăng ký tham gia hệ thống Affiliate Marketing.

  • Là nền tảng kiếm tiền phổ biến, nhanh chóng, đơn giản nhưng vẫn đảm bảo uy tín.

  • Mức hoa hồng nhận được từ nhà bán hàng/ nhà cung cấp tương đối hấp dẫn.

5. Các hình thức Affiliate Marketing phổ biến tại Việt Nam:

Hiện nay ở thị trường Việt Nam có 4 hình thức Affiliate Marketing phổ biến nhất là: Product Launch, Niche Site, Authority Site, CPA.

5.1 Product Launch

Product Launch là loại hình Affiliate Marketing đơn giản nhất dùng cho các chiến dịch Marketing ra mắt sản phẩm mới với mục tiêu thu hút khách hàng mới và đẩy mạnh doanh thu cho sản phẩm. Thông thường, mức hoa hồng mà Affiliate Marketer nhận được cho Product Launch sẽ hấp dẫn hơn hẳn các hình thức Affiliate Marketing khác (có thể lên tới 80% doanh thu sản phẩm).

5.2 Niche Site

Đây là một hình thức áp dụng Affiliate Marketing bằng cách tạo trang web có nội dung liên quan đến một lĩnh vực cụ thể để hướng đến tệp khách hàng mục tiêu trên thị trường. Niche Site được xem là phương pháp Affiliate Marketing phổ biến, có tính ổn định và có tiềm năng phát triển nhất.

Ví dụ: Nếu bạn là một người có đam mê làm đẹp, có kiến thức về trang điểm thì bạn hoàn toàn có thể bắt đầu làm Affiliate Marketing bằng cách lập website để đăng tải những hình ảnh, video trang điểm của bản thân, review về các sản phẩm trang điểm, chăm sóc da và nhận cộng tác Affiliate Marketing cho các nhãn hàng mỹ phẩm, làm đẹp trên thị trường.

5.3 Authority Site

Authority Site nhìn chung tương đối giống với Niche Site, tuy nhiên nội dung trên Authority Site sẽ đa dạng và rộng hơn rất nhiều so với hình thức Niche Site. Do đó, để làm Affiliate Marketing bằng hình thức Authority Site thì cần phải đầu tư nhiều công sức và thời gian hơn nhưng bù lại mức hoa hồng thực nhận sẽ tốt hơn rất nhiều.

5.4 CPA

CPA hay còn được biết tới là Cost Per Action. Với hình thức Affiliate Marketing này thì bạn sẽ nhận được một Affiliate Link và việc cần bạn cần làm là quảng bá link sản phẩm này để nhiều người biết đến, khi thành công thuyết phục khách hàng thực hiện hành động mua hàng, điền form, hoặc đăng ký qua affiliate link của bạn thì bạn sẽ nhận được một khoản hoa hồng tương ứng từ nhà cung cấp.

Kết

Tính đến thời điểm hiện nay thì Affiliate Marketing không còn là một hình thức Marketing mới lạ với thị trường Việt Nam và Affiliate Marketing còn là một cách để bổ sung thêm nguồn doanh thu mới mà không phải chịu quá nhiều rủi ro.

>> Tham khảo thêm bài viết có liên quan:

Shopee Affiliate là gì? Cách làm hiệu quả cho người mới bắt đầu

Phễu marketing là gì? Tăng doanh thu bán hàng trên Shopee với Phễu marketing hiệu quả

7 kiểu Marketing doanh nghiệp Thương mại điện tử không nên bỏ qua


Nguồn: Tất tần tật mọi thông tin về Affiliate Marketing