Sử Dụng Facebook Graph Search Để Nâng Cao Hiệu Quả Marketing

118
Sử Dụng Facebook Graph Search Để Nâng Cao Hiệu Quả Marketing

Mục lục

  • Tại sao lại là Facebook Graph Search?
  • #1: Xem xét các đối thủ cạnh tranh
  • #2: Tìm kiếm những sở thích kết hợp
  • #3: Nghiên cứu Hashtags
  • Dành cho bạn

Các marketer có thể sử dụng Facebook Graph Search để nghiên cứu các chiến dịch thu hút dựa trên những gì được mọi người chia sẻ. Trong bài viết này, bạn sẽ khám phá ra ba cách sử dụng Facebook Graph Search giúp bạn nâng cao hiệu quả những chiến dịch của mình.

Tại sao lại là Facebook Graph Search?

Facebook đã đưa ra một loạt các thay đổi đối với Graph Search. Bây giờ, kết quả tìm kiếm được index bởi Facebook (hơn là bởi Bing) và bao gồm người, bài viết, hashtag và địa điểm. Chúng còn bảo gồm cả bạn bè và những người trong mạng lưới mở rộng (ví dụ như bạn của bạn bè, những người có cùng sở thích và những người xung quanh).

Điều quan trọng về Facebook Graph Search đó là nó chính là một công cụ tìm kiếm ngữ nghĩa. Điều này có nghĩa là nó sẽ cố gắng để cung cấp cho bạn các kết quả có liên quan đến bối cảnh của thuật ngữ mà bạn đang tìm kiếm.

Ví dụ như, nếu tôi tìm kiếm cho cụm từ “Orange is the New Black”, tôi sẽ nhận được kết quả cho thấy những trạng thái mới được cập nhật chủ yếu từ bạn bè và những trang tôi like về các chương trình đã được đề cập hoặc thảo luận.

Phần ngữ nghĩa của tìm kiếm thể hiện ở chỗ Facebook biết tôi đang có nhiều khả năng tìm kiếm những seri của HBO chứ không phải một loại trái cây họ cam quýt. Facebook có thể phân tích bối cảnh của những cụm từ và chỉ trả về những kết quả liên quan đến các cuốn sách và/hoặc các chương trình.

Sử Dụng Facebook Graph Search Để Nâng Cao Hiệu Quả Marketing

Vậy điều này ảnh hưởng đến bạn như thế nào nếu bạn là một người làm về marketing? Facebook’s Graph Search mở ra một thế giới mới với nhiều cơ hội giúp nhắm đến người dùng. Trong đó, những nghiên cứu và khám phá có tính trực giác với những thiết lập mới – bạn có thể xác định và lọc các đối tượng cũng như tối ưu hóa những tương tác của bạn với họ.

#1: Xem xét các đối thủ cạnh tranh

Tìm kiếm các đối thủ cạnh tranh – hoặc thậm chí chính thương hiệu của bạn – trên Graph Search sẽ cho bạn thấy tất cả những gì mọi người nói về bạn trên toàn mạng.

Lượng thông tin khổng lồ cho phép bạn tìm kiếm những thứ như tên công ty, sản phẩm hay dịch vụ, hashtag, những bình luận, người dùng, bài báo và những đánh giá.

Thực hiện tìm kiếm bằng một số tùy chọn để tìm ra cách mà những đối thủ cạnh tranh của bạn lôi kéo mọi người. Có phải họ bình luận hoặc nhấp like với những bài viết liên quan? Có phải sự tương tác được thực hiện thông qua profile của trang hay profile cá nhân của những người trong công ty?

Biết rõ cách mà các đối thủ tạo sự tương tác với mọi người để tăng nhận biết thương hiệu của họ sẽ giúp cho bạn nhận ra những gì mang lại (hoặc không mang lại) hiệu quả cho các đối thủ của mình.

Trước khi đầu tư vào một paid campaign, hãy nghiên cứu phong cách quảng cáo của các đối thủ cạnh tranh. Xem xét xem những điều gì được chia sẻ và bình luận, những gì dẫn đầu lượng fans đã giúp họ tạo ra những nội dung của riêng mình.

Sử Dụng Facebook Graph Search Để Nâng Cao Hiệu Quả Marketing

Nếu bạn nhận thấy những người dùng đang hào hứng về các thông tin giảm giá, bạn có thể bắt đầu sử dụng chiến thuật đó cho mình. Nhưng điều này chưa đủ nếu chỉ tạo ra các code giảm giá. Bạn sẽ làm thế nào để các code giảm giá xuất hiện trước đúng người? Hãy xem xét nơi mà các đối thủ cạnh tranh và người dùng đang đăng tải hoặc chia sẻ để tìm ra nơi lý tưởng cho thông điệp của bạn.

Khi phân tích các kết quả Graph Search của mình dựa trên các đối thủ cạnh tranh, hãy kiểm tra dữ liệu chặt chẽ và xác định các mô hình. Nếu bạn nhận thấy rằng họ (và người dùng) đang tham gia mạnh mẽ trong một khu vực, hãy chắc chắn rằng bạn cũng cũng đang ở đó. Xác định mục tiêu marketing của mình và thúc đẩy thương hiệu đến những nơi ấy.

#2: Tìm kiếm những sở thích kết hợp

Một phần không thể thiếu của content marketing chính là tìm hiểu xem khán giản của bạn quan tâm gì bên cạnh thương hiệu của bạn. Biết rõ những thông tin ấy cho phép bạn tìm ra những phương pháp mới trong việc liên kết với những đối tượng và thu hút sự quan tâm sâu sắc của họ trên nhiều mặt.

Công cụ mới Facebook Graph Search giúp bạn tìm ra những sở thích ấy. Ví dụ, thực hiện tìm kiếm cho cụm từ “bài đăng của những người đã like X” (trong đó X là tên thương hiệu của bạn) và xác định những đề tài phổ biến trong các bài viết. Hãy nhìn các chủ đề gây ngạc nhiên hoặc thú vị và xem xét thêm các từ khóa để tìm kiếm thêm.

Ví dụ, bạn có thể thấy rằng khán giả của bạn đang nói về Dancing With the Stars. Thông thường bạn có thể không liên kết những chương trình truyền hình nổi tiếng với thương hiệu của mình (và do đó nên bạn sẽ không tìm kiếm về nó), những nó rõ ràng là quan trọng với khách hàng và những khách hàng tiềm năng của bạn.

Ok, vậy là bạn thấy thật ngạc nhiên. Bạn có thể làm gì với những thông tin ấy? Hãy cố gắng thấy rõ những đối tượng của bạn tương tác với các chương trình (hay bất cứ chủ đề nào) trên Facebook như thế nào.

Sử Dụng Facebook Graph Search Để Nâng Cao Hiệu Quả Marketing

Với ví dụ Dancing With the Stars của chúng tôi, bạn có thế thấy rằng những video giống đoạn video của những vũ công mặc trang phục như Mario Brothers ngày càng nhiều. Bây giờ bạn nhận thấy những đối tượng của bạn sẽ thấy hứng thú rồi chia sẻ và cập nhật những đoạn video hài hước.

Sau khi được trang bị những kiến thức về điều đó, bạn có thể tìm ra nhiều cách để tích hợp những nội dung như thế trong chiến dịch sắp tới của bạn. Ý tưởng chính ở đây là nhằm để thu hút khách hàng của bạn trên chính sân nhà của họ.

Thực hiện một Graph Search khác cho những người ở một vị trí nhất định và tìm hiểu xem có phải họ có nhiều hơn một sở thích chung hay không. Điều này có thể tiết lộ xu hướng trong các phân nhóm nhỏ.

Nắm lấy những thông tin ấy, lấp kín những lỗ hổng trên thị trường cũng như tạo ra những nội dung để chia sẻ và gây chú ý. Khi bạn có thể xác định được profile hoàn chỉnh của mọi người trong một phân nhóm nhỏ, thì việc thiết kế nội dung phù hợp với nhu cầu của họ sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều.

Sử Dụng Facebook Graph Search Để Nâng Cao Hiệu Quả Marketing

Bằng việc định vị được đối tượng mục tiêu và những mối quan tâm của họ, bạn sẽ có thể cung cấp những nội dung liên quan tối ưu nhất cùng với sự thu hút tiềm năng.

Khi thị trường cảm thấy dường như bạn quan tâm và hiểu họ hơn, bạn sẽ có thể xây dựng lòng trung thành và khuyến khích sự tham gia thương hiệu – và đó chẳng phải mục đích của bạn khi tham gia mạng xã hội sao?.

#3: Nghiên cứu Hashtags

Hashtags không chỉ dành cho Twitter và Instagram. Người dùng Facebook cũng sử dụng chúng trong những cập nhật của họ. Nếu bạn đang muốn biết cách để gắn kết mọi người xung quanh thương hiệu và lôi kéo những người chưa phải một phần trong cộng đồng của bạn, hashtags có thể chính là điều mà bạn đang tìm kiếm.

Nếu bạn đã đang sử dụng hashtags, hãy thực hiện Graph Search để thấy được những ai đang sử dụng chúng và sử dụng như thế nào. Nếu bạn chưa sử dụng hashtags, bạn có thể vẫn sẽ thu thập được một số thông tin có ích từ Graph Search.

Nếu bạn không chắc chắn về những gì mà Graph Search có thể tìm kiếm, hãy ghé qua Twitter và xem xét những chủ để trending trên đó, sau đó quay trở lại Facebook rồi thêm chúng vào Graph Search.

Sử Dụng Facebook Graph Search Để Nâng Cao Hiệu Quả Marketing

Khi phân tích về những đối tượng cùng với hành vi của họ, điều quan trọng nhất chính là tìm ra xu hướng. Nếu bạn thấy các bài viết trên mạng của mình sử dụng cùng một hashtag, ngay cả khi giọng điệu hay quan điểm trong các bài viết khác nhau, điều ấy chứng tỏ bạn đã thành công.

Nếu đã có những cuộc thảo luận xung quanh các hashtag, hãy nhảy vào và trở thành một phần của cuộc thảo luận. Hãy hướng những sự thu hút hiện có đến đối tượng của bạn và tạo ra các tương tác phù hợp với cuộc thảo luận.

Dành cho bạn

Hãy sử dụng Facebook Graph Search để biết những hành động đối với đối thủ cạnh tranh và những đối tượng chia sẻ của bạn có đang được thực hiện hay không. Hãy sử dụng kiến thức đó như là một bước nhảy vọt cho chiến dịch tiếp theo của mình.

Đôi lúc sự gắn bó với sản phẩm làm cho bạn quên rằng những đối tượng của mình còn có những mối quan tâm khác. Nếu bạn dành thời gian để tìm ra những sở thích ấy, bạn có thể sử dụng chúng để vạch ra hướng đi cho chiến thuật tiếp thị của mình.

Điểm mấu chốt là Facebook Graph Search không chỉ đơn giản là một chức năng nâng cao. Nó cho phép bạn có cái nhìn sâu sắc và tiếp cận với fan của bạn dựa trên những gì họ tìm kiếm.

Bạn nghĩ sao? Bạn có đang sử dụng Facebook Graph Search? Nó đã giúp bạn tiếp cận đối tượng của mình hiệu quả hơn như thế nào? Đừng quên để lại ý kiến của mình dưới đây.

Nguồn: socialmediaexaminer

Dịch bởi: hiSella