Mặc dù vẫn còn nhiều tranh cãi xung quanh vai trò của nút “Dislike” trên Facebook bởi rất nhiều những cảm xúc mà tính năng này mang lại cho người dùng, nhưng dưới con mắt của những nhà Marketing sản phẩm, chúng ta có thể thấy đây là một cơ hội tốt cho bất cứ chủ shop kinh doanh nào.
Trong một trường hợp cụ thể, khi khách hàng bấm nút “Dislike” quảng cáo của shop bạn, thay vì nghĩ đến khía cạnh tiêu cực của biểu tượng này, hãy cùng phân tích các ưu điểm sau:
- Các chủ shop có thể trực tiếp trò chuyện với các khách hàng này để tìm ra lý do họ không hài lòng, từ đó đưa ra những thay đổi phù hợp nhằm tối ưu các mẫu quảng cáo cũng như sản phẩm của mình để phù hợp hơn với thị trường.
- Hoặc đưa các khách hàng này vào một nhóm đối tượng và loại trừ nhóm đối tượng này trong phần mục tiêu của các chiến dịch quảng cáo tiếp theo để tăng hiệu quả quảng cáo và giảm những phản hồi tích cực.
- Thậm chí, bạn có thể tìm được danh sách khách hàng tiềm năng từ chính những người dislike mẫu quảng cáo của đối thủ, bằng cách tập trung quảng cáo vào đối tượng này.
Nói tóm gọn lại, nếu trở thành hiện thực thì nút “Dislike” sẽ là một tính năng bổ sung cực kỳ hiệu quả cho nút Like. Tính năng này sẽ đưa lại nhiều thông tin cực kỳ có giá trị mà nút Like chưa thể có.
Những lựa chọn thay thế của nút Dislike
Trong khi chờ đợi nút “Dislike” trên Facebook, hiSella muốn giới thiệu tới các bạn một vài đề cử thú vị đã được những nhà thiết kế nổi tiếng trên thế giới đề xuất để thay thế cho nút “Dislike”.
- Biểu tượng “Lắng nghe”
Được đề xuất bởi Scott Thomas, giám đốc thiết kế cho chiến dịch tranh cử đầu tiên của Tổng thống Obama. Biểu tượng này thể hiện sự lắng nghe và cảm thông.
- Biểu tượng “Bắt tay”
Được đề xuất bởi Simom Manchipp, người sáng lập SomeOne Design Studio ở London với 2 bàn tay nắm lại với nhau thành hình trái tim, thể hiện sự chia sẻ
- Biểu tượng “Chỉ lên”
Được đề xuất bởi Emma Sherwood-Forbes, biểu tượng này thể hiện sự đồng ý với một ý kiến.
- Biểu tượng “Vòng tròn”
Đề xuất bởi Milton Glaser, người thiết kế ra logo I ♥ NY năm 1997, biểu tượng vòng tròn với 2 phần trắng đen bằng nhau này thể hiện sự trung lập ý kiến.
Vậy ý kiến cá nhân của bạn, bạn sẽ thích hay không thích sự sáng tạo này của Facebook? Hãy cùng chia sẻ với hiSella qua góc nhìn của một nhà kinh doanh ngay dưới bài viết này nhé!
"Vires acquirit eundo"