Nhượng quyền kinh doanh trà sữa: Nên hay không nên?

216

Kinh doanh trà sữa có lời không? Xin thưa, mở cửa hàng trà sữa ở Việt Nam thời điểm này đúng là hình thức kinh doanh một vốn bốn lời. Đặc biệt thu lợi nhuận cao nếu biết lựa chọn mô hình nhượng quyền kinh doanh trà sữa.

Các nội dung chính

  • Nhượng quyền kinh doanh trà sữa là gì?
  • Chương trình nhượng quyền kinh doanh trà sữa thực hiện như thế nào?
  • Từ quản lý thương hiệu theo kiểu nhượng quyền sang tạo ra thương hiệu cho riêng mình

Nhượng quyền kinh doanh trà sữa là gì?

Bạn có biết, trung bình mỗi tháng theo kết quả phỏng vấn của một tạp chí dành cho tuổi teen, giới trẻ Việt Nam hiện đang dành từ 500.000 – 1.500.000đ/tháng để uống trà sữa. Thậm chí, trên mạng xã hội hiện nay, nhiều page hội nghiện trà sữa còn ra đời và hoạt động khá sôi nổi. Lướt qua một lượt comment bạn sẽ thấy nhan nhản những chia sẻ: “Mình là 1 con nghiện trà sữa (1 tuần 5 – 6 cốc quá là điều quá bình thường luôn. Không có loại tràsữa nào ở Hà Nội mà chưa từng sùng sục đi uống thử. Thực sự là thích cái vị ngọt thanh của tràsữa…”. Đây là thời điểm vàng để kinh doanh trà sữa bạn đừng bỏ lỡ nhé.

Việc đầu tư kinh doanh quán mở quán trà sữa cần được nghiên cứu kỹ lưỡng để có thể kinh doanh tốt. Nếu bạn tự mở quán trà sữa, số vốn khá lớn nhất là tiền làm thương hiệu. Bởi hiện nay, trên thị trường đã có quá nhiều chuỗi trà sữa nổi tiếng, bạn sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh với họ nếu tự mở quán trà sữa tên tuổi riêng. Có một cách tốn ít công sức hơn mà vẫn thu được lời cao đó là mở quán nhượng quyền kinh doanh trà sữa.

Kinh doanh trà sữa nhượng quyền là mô hình dành cho các đại lý muốn bán trà sữa của một thương hiệu khác đã được định vị trên thị trường. Với hình thức này, trong suốt vài năm hoạt động, các đại lý sẽ tự quản lý các hạng mục kinh doanh, chương trình khuyến mại và doanh thu tại cửa hàng, công ty quản lý thường chỉ giám sát về chất lượng và dịch vụ sản phẩm.

Chương trình nhượng quyền kinh doanh trà sữa thực hiện như thế nào?

Có nhiều quy định khác nhau dành cho các đại lý khi kinh doanh trà sữa nhượng quyền. Thông thường, các chương trình nhượng quyền phụ thuộc vào công ty kinh doanh trà sữa. Các đại lý có thể thương thảo trên tinh thần “đôi bên cùng có lợi” về một vài điểm chưa được thống nhất bởi các hai bên. Ví dụ, như cách Tocotoco đang triển khai chính sách nhượng quyền kinh doanh trà sữa như sau:

Đại lý sẽ chủ động về mọi mặt từ thiết kế, thi công và setup tại cửa hàng đó, công ty sẽ tư vấn cho đại lý về việc sắp xếp mặt bằng sao cho phù hợp nhất và chỉ khi công ty chốt duyệt bản thiết kế thì đại lý mới tiến hành thi công. Một trong những điểm mấu chốt khi duyệt thiết kế là các thông số kĩ thuật về “nhận diện thương hiệu” bao gồm: font chữ, độ nghiêng, khoảng cách, và slogan. Việc đảm bảo các yếu tố trên hoàn toàn vì lợi ích đôi bên. Quan trọng là qua thiết kế làm sao để khách hàng sẽ nhận ra được đây chính là quán trà sữa thân quen mà mình vẫn sử dụng.

Thoả thuận với nhà cung cấp đi đến kí kết hợp đồng nhượng quyền kinh doanh trà sữa

Các yếu tố hay ràng buộc trong hợp đồng sang nhượng quyền kinh doanh trà sữa gồm:

  • Phí nhượng quyền là 160 triệu VNĐ / 3 năm cho năm 2017. Phí này là phí sử dụng thương hiệu trong 3 năm. Sau 3 năm sau hai bên sẽ ngồi lại để gia hạn hợp đồng.
  • Phí giám sát tư vấn là30 triệu VNĐ/năm. Phí này là phí mà công ty sẽ tư vấn cho đại lý về các chương trình khuyến mại, các nghiệp vụ tại cửa hàng, phí cùng công ty PR thương hiệu trên các trang báo chí.
  • Yêu cầu mặt bằng yêu cầu mặt tiền ít nhất 4m diện tích tối thiểu 40m2 có 2 tầng. Nếu 1 tầng thì diện tích tối thiểu là 60m2 . Địa điểm phải là nơi tập trung dân cư đông đúc, tấp nập người qua lại, khu tập trung kinh doanh thương mai , trường học
  • Dụng cụ máy móc thiết bị sẽ lấy 1 phần của công ty, còn lại công ty sẽ cung cấp các danh sách để đại lý mua tại địa phương. Chi phí máy móc phải mua của công ty khoảng hơn​​ 90 triệu VNĐ.
  • Công ty sẽ cử 1 bạn xuống giám sát hỗ trợ khai trương trong 3 ngày bằng chi phí của công ty và nếu đại lý muốn công ty cử thêm người về để hỗ trợ thì đại lý phải thanh toán chi phí cho nhân viên về ( tuy nhiên công ty sẽ dựa theo tình hình thực tế nhu cầu của cơ sở đại lý và thực tế nhân lực của công ty thời điểm đó để có thể trả lời cho đại lý là có cử được người về hỗ trợ thêm hay không).

Từ quản lý thương hiệu theo kiểu nhượng quyền sang tạo ra thương hiệu cho riêng mình

Đây là một bước đi khá cứng rắn cả về chính sách lẫn vốn. Để thực hiện việc thu mua quán trà sữa nhượng quyền rồi thay thế vào đó là thương hiệu trà sữa riêng của mình bạn cần có nguồn vốn đủ lớn. Và đó là cả một chiến lược kinh doanh đầy hứa hẹn. Bởi kinh doanh trà sữa vốn dĩ là để dành cho giới trẻ. Họ là đối tượng dễ tính ở khoản “đẳng cấp” nhưng khó tính ở việc “mới lạ”. Chỉ cần bạn luôn đổi mới và mang đến những hương vị trà sữa chưa từng có quán trà sữa nào bán thì đảm bảo bạn sẽ thành công sớm thôi.

Mong rằng với những chia sẻ về nhượng quyền kinh doanh trà sữa nêu trên, sẽ giúp ích cho các bạn có được những lựa chọn hợp lý để kinh doanh thành công. Đối với trường hợp bạn muốn tự mình nghĩ ra những công thức pha chế trà sữa mới lạ, bạn có thể đọc thêm trong chuỗi bài hướng dẫn Kinh doanh trà sữa nhé. Đừng quyên chia sẻ những thành tích và kinh nghiệm của bạn để mọi người cùng học hỏi nhé. Chúc thành công.

Nhượng quyền kinh doanh trà sữa: Nên hay không nên?

5 (100%) 3 votes

Quản lý kho dễ dàng với Sapo POS

Không biết hàng hóa còn bao nhiêu trong cửa hàng? Để tình trạng này tiếp diễn hoặc sử dụng Sapo POS, quản lý hàng tồn kho chi tiết, tự động hoàn toàn

Dùng thử miễn phí ngay

Quản lý toàn bộ cửa hàng dễ như trở bàn tay với Sapo!

Khám phá ngay

Nguồn: Nhượng quyền kinh doanh trà sữa: Nên hay không nên?