Mục lục
- 1. Tăng cường lượt truy cập tới website của bạn
- 2. Đặt link của trang Fanpage trong phần chữ kí của email.
- 3. Gửi một email thông báo
- 4. Quảng cáo trang Facebook trong cửa hàng.
- 5. Xác định thời điểm post bài
- 6. Tạo lập và lên lịch cho các cập nhật status
- 7. Sử dụng các Facebook Plugins
- 8. Chạy Quảng cáo Facebook
- 9. Sáng tạo và chạy những cuộc thi trên Facebook
- 10. Sử dụng tính năng Tag (@)
- 11. Tích hợp chia sẻ mạng xã hội
- 12. Tương tác với cộng đồng Facebook của bạn
- 13. Tương tác với các trang Facebook khác
- 14. Sử dụng hình ảnh và video cho nội dung hằng ngày
- 15. Tạo lập và tham gia các nhóm trên Facebook
- Tổng kết
Tính tới thời điểm hiện tại, Facebook là mạng xã hội lớn nhất và nhiều người sử dụng nhất. Ngoài việc chúng ta sử dụng Facebook để trò chuyện và chia sẻ những bức ảnh, videos hay thậm chí là các tài liệu, thì những chủ doanh nghiệp đang sử dụng Facebook để nhằm mục đích tăng lượt xem, doanh số bán hàng cũng như về mặt quảng bá thương hiệu.
Facebook đã trở thành một trong những phương tiện tốt nhất để tăng doanh số vả tỉ lệ chuyển đổi cho hầu hết các khách hàng của tôi. Hãy xem 2 ví dụ sau:
Khách hàng 1: Đối tác đề nghị tôi thực hiện một kế hoạch tổng thể tiếp thị và quản lí mạng xã hội. Tuy không phải là mạng xã hội mang lại nhiều lượt xem nhất, nhưng Facebook lại mang đến cho khách hàng tỉ lệ chuyển đổi cao nhất, tăng lượt đăng kí và doanh số bán hàng.
Khách hàng 2: Đối tác đề nghị tôi thực hiện một kế hoạch tiếp thị trên Facebook. Mục tiêu của họ là gia tăng doanh số, nhận diện thương hiệu và đương nhiên là cả lượng fans nữa. Trong hầu hết các trường hợp, trước khi tăng lượng doanh số bán hàng và lượt truy cập hay tỉ lệ chuyển đổi, bạn cần cho người dùng biết rằng doanh nghiệp của bạn có hoạt động Facebook.
Trong danh sách dưới đây, tôi sẽ hướng dẫn bạn những chiến thuật Tiếp Thị Facebook hiệu quả nhất mà ai cũng có thể thực hiện. Bắt đầu thôi!
1. Tăng cường lượt truy cập tới website của bạn
Hãy nhớ rằng việc có một website cho doanh nghiệp là một điều rất cần thiết, vì nó chính là chỗ giúp bạn trao đổi với khách hàng, giúp họ mua các sản phẩm hoặc tìm hiểu kĩ hơn về các dịch vụ của bạn. Chúng ta có thể dễ dàng tăng cường lượt truy cập vào website của mình bằng cách đặt các nút dẫn tới các mạng xã hội của bạn. Hãy xem ví dụ sau đây
Thủ thuật nhỏ:
Hầu hết các website sẽ đặt các nút mạng xã hội tại trang chủ hoặc phần Header vì đây là những nơi dễ nhìn thấy, mang lại tỉ lệ click (CTR) cao hơn.
2. Đặt link của trang Fanpage trong phần chữ kí của email.
Nếu bạn đang sử dụng email để liên lạc và tương tác với khách hàng, thì việc đặt link của trang Fanpage trong phần chữ kí rất hữu ích. Để link của các trang mạng xã hội ở dưới nội dung chính của email hoặc phần chữ kí sẽ giúp cho người nhận dễ đọc được và click vào hơn, làm tăng lượt xem hoặc lượt theo dõi.
Thủ thuật nhỏ:
Nếu như bạn đang có những sự kiện diễn ra trên các trang mạng xã hội, hãy đưa chúng xuống dưới chữ kí của email cùng với một lời kêu gọi tham gia.
Ví dụ: Bạn có muốn nhận một món quà từ chúng tôi? Hãy click Like trên Facebook!
3. Gửi một email thông báo
Cho tất cả mọi người biết được bạn đang có trang Facebook là mục tiêu đầu tiên mà bạn cần đạt được. Gửi một email thông báo là một trong những cách tốt nhất để đạt được điều đó.
Một trong số những công cụ tiếp thị e-mail hiệu quả là MailChimp, AWeber và Constant Contact.
Bạn có thể cân nhắc việc gửi email thông báo vào khoảng thứ 2 đến thứ 4 vào buổi sáng để có tỉ lệ chuyển đổi và tỉ lệ click cao nhất.
4. Quảng cáo trang Facebook trong cửa hàng.
Khách hàng có đến cửa hàng của bạn không? Quảng cáo trang Facebook và các kênh mạng xã hội trong cửa hàng cũng là một cách hay để các khách hàng có thể biết về trang Facebook của bạn.
Hãy nhớ rằng nếu bạn đang dành nhiều công sức để làm tiếp thị online, thì bạn cũng nên làm tiếp thị trực tiếp để có hiệu quả tốt nhất.
Thủ thuật nhỏ:
Bạn có thể đặt link các tài khoản mạng xã hội ở:
- business cards.
- Tấm gương hoặc cửa sổ chính.
- Trên tường
- Gói hàng vận chuyển
- … và nhiều chỗ khác!
5. Xác định thời điểm post bài
Một trong số những tính năng hữu dụng nhất của trang Facebook chính là mục Insights. Khi xem Insight của các bài viết, bạn có thể xác định được thời gian nào mà các fans hay online nhất.
Ví dụ như bạn muốn lên kế hoạch cho ba bài viết, hãy kiểm tra những lúc có nhiều fans online nhất và đặt lịch lên bài vào những lúc đó.
Bạn có thể vào xem phần Insight qua những bước sau:
- Vào trang Facebook của bạn.
- Bạn sẽ thấy phần “Xem Insights” trên trang chính. Hãy click vào nó.
- Bạn sẽ thấy phần đánh giá chung. Hãy tìm thẻ Bài viết và click vào nó.
- Di chuyển chuột vào ngày mà bạn muốn đăng bài, và bạn sẽ thấy được khoảng thời gian hợp lí nhất khi có đông các fans đang online.
6. Tạo lập và lên lịch cho các cập nhật status
Dựa trên báo cáo của tháng 1/2014, thì lượng truy cập hàng ngày của Facebook là 757 triệu người xem. Rất có thể có một lượng nhất định trong số hàng trăm triệu người đó là khách hàng tiềm năng của bạn.
Nếu như bạn muốn sử dụng Facebook một cách hiệu quả nhất, bạn cần phải đăng tải nội dung cho các đối tượng khách hàng một cách đều đặn. Mục tiêu của bạn có thể là hướng dẫn hoặc tiêu khiển cho họ.
Dưới đây là một số thống kê về Facebook mà bạn nên cân nhắc khi tạo nội dung mới:
- Sử dụng emoticons giúp tăng lượng nhận xét 33%, lượt chia sẻ 33% và dễ được nhận “like” nhiều hơn 57% so với các bài viết không có emoticons. (theo AMEX OPEN Forum infographic)
- Những câu hỏi sẽ nhận được nhiều nhận xét trả lời hơn (theo: HubSpot).
Lên lịch cho các cập nhật nội dung Facebook:
Facebook có sẵn một tính năng có thể giúp bạn lên lịch trước cho các bài viết của mình. Hãy bấm vào đây link để xem hướng dẫn sử dụng
7. Sử dụng các Facebook Plugins
Cài đặt các Facebook Plugins cho website của bạn sẽ tạo nhiều lợi thế về mặt tiếp thị, nhận diện thương hiệu và lượt theo dõi trên Facebook. Bạn có thể sử dụng hộp Like hoặc nút Like cho các trang blogs, hoặc các website có thanh chạy bên cạnh.
Cho các trang trong website và các bài viết trên blog, tốt nhất là nên sử dụng nút Like, mặc dù bạn có thể sử dụng cả hai cùng lúc! Hãy cân nhắc thử nghiệm và tìm ra Plugin tốt nhất cho website của mình.
8. Chạy Quảng cáo Facebook
Bạn có thể không thích, tuy nhiên việc đầu tư chạy quảng cáo Facebook sẽ giúp ích rất nhiều cho công ty của bạn, đặc biệt nếu như đó là một công ty mới thành lập, hoặc một doanh nghiệp nhỏ.
Quảng cáo Facebook không hề tốn kém như bạn tưởng. Bạn sẽ thích sử dụng nó ngay sau khi thử sử dụng và đạt tỉ lệ chuyển đổi tốt, có ảnh hưởng tới sự phát triển của doanh nghiệp. Thử nghiệm luôn luôn cần thiết khi bạn chạy quảng cáo Facebook.
Quảng cáo Facebook hiện tại có thể giúp bạn tạo dựng kế hoạch tiếp thị dựa trên những mục tiêu mà bạn muốn đạt được:
- Tăng tương tác trên trang Facebook— Các quảng cáo gia tăng tương tác bao gồm lượt thích, bình luận, chia sẻ, chạy video và xem ảnh.
- Thích trên trang Facebook— Các quảng cáo giúp gia tăng fan của trang Facebook.
- Lượt click dẫn tới trang web— Các quảng cáo khuyến khích người xem tới website của bạn.
- Tỉ lệ chuyển đổi trên website— Các quảng cáo khuyến khích người xem thực hiện giao dịch trên website của bạn. Bạn cần có một đoạn pixel code đo lường hiệu quả của tỉ lệ chuyển đổi này.
- Cài đặt ứng dụng — Các quảng cáo khuyến khích người xem cài đặt ứng dụng của bạn.
- Tương tác ứng dụng — Các quảng cáo gia tăng tương tác của người dùng với ứng dụng của bạn.
- Quảng cáo sự kiện— Các quảng cáo dành cho sự kiện của bạn.
- Giật giải thưởng — Quảng cáo cho giải thưởng bạn đặt ra (giảm giá, tặng sản phẩm…). Bạn cần tạo một Giải thưởng trên Facebook trước khi chạy quảng cáo.
- Cài đặt cho mỗi lượt quảng cáo sẽ khác nhau. Dưới đây là một số những thứ cần ghi nhớ trước khi chạy quảng cáo Facebook.:
- Đặt đối tượng (giới tính, tuổi tác, địa điểm). Nếu bạn sử dụng đo lường Google Analytics, bạn có thể lấy dữ liệu từ đó và dùng cho Facebook.
- Hãy dùng những hình ảnh đẹp và hấp dẫn khi có ý định dùng chúng để chạy quảng cáo Facebook cho các trang của mình.
- Dùng những câu hỏi dễ trả lời hoặc những tiêu đề hấp dẫn. Ví dụ như
Nếu bạn đang bán các món quà tặng, bạn có thể viết như sau: “Nếu như bạn nghĩ rằng có thể làm một ai đó mỉm cười khi được tặng quà, hãy “Thích” chúng tôi ngay!”
Vì đây là một câu hỏi rất dễ trả lời chỉ với Có hoặc Không, những người đồng ý với bạn sẽ rất dễ chuyển thành fan của bạn.
Lưu ý: Bạn chỉ có thể sử dụng 90 kí tự cho tiêu đề của Quảng cáo Facebook.
9. Sáng tạo và chạy những cuộc thi trên Facebook
Một báo cáo trong năm 2013 đã đưa ra một nhận định là khoảng 35% số người trên Facebook đã “thích” một trang để họ được tham gia vào các cuộc thi online.
Tất cả mọi người đều thích các cuộc thi và thích những thứ miễn phí. Chạy một cuộc thi trên Facebook cho các fans của bạn sẽ giúp bạn có tỉ lệ tương tác cao hơn. Một cuộc thi đơn giản như kiểu “đặt tiêu đề cho bức tranh” có thể mang tới cho bạn tỉ lệ tương tác cao hơn gấp 5.5 lần so với những bài thông thường.
Nếu như bạn bán hàng trên Facebook, bạn có thể cân nhắc việc lấy một sản phẩm để làm giải thưởng. Nếu như bạn bán dịch vụ thì có thể dùng 1 giờ tư vấn miễn phí, hoặc các thiết kế hay bất kì dịch vụ gì để làm giải thưởng. Hãy đảm bảo rằng tất cả mọi người đều có thể tham gia và đừng quên quảng bá cuộc thi đó.
10. Sử dụng tính năng Tag (@)
Sử dụng tính năng tag trên Facebook sẽ giúp cho các fans của bạn cảm thấy rằng họ quan trọng và họ là một phần của chiến lược kinh doanh của bạn. Tính năng tag có thể giúp bạn kết nối với người dùng hay thậm chí là các trang Facebook khác.
Hãy thể hiện sự trân trọng và niềm hứng thú khi sử dụng tính năng tag trên Facebook mỗi khi có các fans khen, hoặc hỏi về dịch vụ của doanh nghiệp vì nó giúp xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp và tăng sự trung thành với thương hiệu của bạn.
11. Tích hợp chia sẻ mạng xã hội
Sử dụng những ứng dụng chia sẻ hoặc tích hợp nút chia sẻ mạng xã hội trên trang web sẽ giúp cho khách hàng của bạn dễ dàng hơn để chia sẻ trang Facebook của bạn. Khi nhiều người chia sẻ nội dung của bạn qua Facebook và các trang mạng xã hội khác, bạn bè của họ cũng sẽ dễ dàng thấy được link trang web của bạn hơn.
Bạn cũng có thể có được chia sẻ từ họ, có nghĩa là cũng có thể tiếp tục nhận được chia sẻ từ bạn của họ, có thể khiến cho nó trở nên phổ biến và tăng lượt truy cập tới website.
12. Tương tác với cộng đồng Facebook của bạn
Tham gia trao đổi và trò chuyện với cộng đồng trên Facebook là một cách để gây dựng lòng tin, mối quan hệ và sự trung thành đối với các fans của bạn. Một trong những điều rất quan trọng là chính họ cũng có thể trở thành những khách hàng quen thuộc hoặc đưa tới cho bạn nhiều khách hàng tiềm năng khác.
Facebook cũng có thể trở thành một kênh hỗ trợ khách hàng đắc lực.
13. Tương tác với các trang Facebook khác
Hãy tương tác với các trang Facebook khác bằng chính trang Facebook của bạn. Tìm kiếm những trang Facebook mà khách hàng thường quan tâm. Những nhận xét của bạn có thể chính là đường dẫn giúp cho trang của bạn có được thêm lượng người theo dõi. Bạn cũng có thể nhờ đó mà tăng tỉ lệ chuyển đổi từ fans thành khách hàng.
14. Sử dụng hình ảnh và video cho nội dung hằng ngày
Tất cả mọi người đều thích những hình ảnh và video. Chúng rất dễ nhìn trên News Feed của Facebook, và đó là lí do tại sao họ thường có tương tác với chúng.
Dữ liệu của Wishpond cho thấy rằng các bài viết có hình ảnh thường có tỉ lệ tương tác cao hơn 120% so với những bài viết thông thường, và những bài viết có album ảnh thì còn cao hơn tới 180%.
Thủ thuật nhỏ:
Bạn có thể sử dụng một câu kêu gọi ngắn cùng với 1 link đã rút gọn cho mỗi tiêu đề của những bức ảnh để tăng lượt truy cập tới website của mình. Để rút gọn link, hãy dùng Bitly.
Tại sao phải rút gọn link? Những bài viết ngắn có tỉ lệ tương tác cao hơn 23%. Những bài viết có khoảng 250 ký tự có thể giúp bạn có thêm 60% tỉ lệ tương tác, nhưng con số này sẽ là 66% nếu bài viết có dưới 80 ký tự.
15. Tạo lập và tham gia các nhóm trên Facebook
Các nhóm Facebook có ba chế độ bảo mật: mở, đóng và bí mật. Các chế độ này được thiết lập dựa trên những cách thứ sử dụng và chức năng khác nhau.
- Các nhóm Mở: Tất cả mọi người đều có thể thấy nội dung bên trong và những người tham gia nhóm. Các nhóm Mở thường có mục đích để xây dựng nhận biết thương hiệu. Đây là một cách rất tốt nếu như bạn muốn giới thiệu bản thân như là một chuyên gia, cũng như để thiết lập quan hệ với những người khác trong ngành. Mục tiêu chủ yếu của nhóm Mở không phải là để bán hàng, mà là để có sự tham gia và tương tác.
- Các nhóm Đóng: Tất cả mọi người đều có thể thấy được nhóm và những ai ở trong nhóm. Chỉ có thành viên mới được xem nội dung. Các nhóm Đóng thường là cách rất tốt để nhằm mục đích phục vụ khách hàng, Ví dụ, một trong số những khách hàng của tôi sử dụng nhóm Đóng để mang đến những nội dung đặc biệt cho khách hàng của họ. Chúng tôi cũng sử dụng nó để trợ giúp khách hàng và giải quyết vấn đề phát sinh.
- Các nhóm Bí mật: Chỉ có các thành viên mới thấy nhóm, những người tham gia cũng như các nội dung bên trong. Các nhóm Bí mật chỉ dành cho các thành viên là nơi rất tốt cho những bàn luận mang tính quan trọng và cần bảo mật. Ví dụ, tôi sử dụng các nhóm Bí mật giữa các thành viên trong công ty, và các doanh nghiệp với nhau để hỗ trợ và theo sát tiến độ công việc. Các công ty khác có thể sử dụng các nhóm bí mật để kết nối với các khách hàng, đặc biệt là trong các ngành liên quan tới hướng dẫn, đào tạo và tư vấn.
Tổng kết
Tiếp thị Facebook cũng như các kế hoạch tiếp thị trên các kênh mạng xã hội khác đều giống như xây dựng các mối quan hệ khác. Chúng ta cần làm từng bước cho đến khi xây dựng được một mối quan hệ mà chúng ta mong muốn.
Nếu như bạn có những ý tưởng mới cho Tiếp thị Facebook, hãy comment ở dưới nhé!
Tác giả: Roel Manarang
Dịch bởi: hiSella