Người Việt đang tìm kiếm điều gì trên Google? – Insight cho doanh nghiệp 2020

57
Người Việt đang tìm kiếm điều gì trên Google? – Insight cho doanh nghiệp 2020

Với 68 triệu người dùng Internet, nền kinh tế Internet của Việt Nam là nền kinh tế phát triển nhanh thứ hai trong khu vực, tăng trưởng 39% mỗi năm kể từ năm 2015.

Quỹ đạo tăng trưởng này tiếp tục được hỗ trợ với chính sách của chính phủ Việt Nam khi chúng ta hướng tới việc 100% người dân có điện thoại thông minh (smartphone), thông qua việc hỗ trợ sản xuất điện thoại thông minh giá rẻ, và cung cấp những gói dữ liệu mạng di động rẻ nhất trong khu vực.

Trong báo cáo “Vietnam’s search for Tomorrow – Insight For Brand”, Google đã xem xét các xu hướng tìm kiếm của mọi người trên khắp đất nước Việt Nam và khám phá cách họ đang ngày càng tích hợp kỹ thuật số vào cuộc sống hàng ngày của mình.

Hãy cùng Haravan tìm hiểu 4 xu hướng tìm kiếm mới nhất của người tiêu dùng Việt Nam trên Google, và hiểu thêm cách doanh nghiệp có thể tận dụng những xu hướng này như thế nào để phát triển doanh nghiệp của mình.
Tải bản full tại đây

1. Sự tăng trưởng của người tiêu dùng online ở vùng nông thôn

Mặc dù các khu vực thành thị tiếp tục thống trị trên môi trường online về chi tiêu, nhưng các khu vực nông thôn tại Việt Nam đang trở thành thị trường chủ đạo giúp các doanh nghiệp tăng trưởng.

Khi các thông kế đều cho thấy: khu vực nông thôn đã sẵn sàng cho mức tăng trưởng nhanh gấp đôi các khu vực thành thị.

Đây là nơi cư trú của hơn một nửa dân số cả nước, một thị trường chưa được khai thác với mức độ phổ biến của mạng Internet ngày càng tăng:

  • 77% khu vực nông thôn Việt Nam hiện có truy cập Internet
  • 91% truy cập web hàng ngày.

Internet đã trở thành cầu nối tiếp cận đầu tiên đến các tài nguyên, sản phẩm và dịch vụ cho khu vực nông thông. Người dân ở đây đang nhanh chóng chuyển sang sử dụng Internet để liên lạc, học tập, phát triển bản thân và giải trí.

Theo đó, các marketer có thể đưa thông điệp của mình gắn liền với các lĩnh vực này, tận dụng các nguyện vọng của những người dùng này bằng nội dung hữu ích và phù hợp để tạo ra sự kết nối về cảm xúc.

Nội dung của YouTube ngày càng thu hút người dân nông thôn khi nó dễ dàng tiếp cận và đưa ra nhiều thông tin liên quan:

  • 97% sử dụng nền tảng này hàng tuần
  • 62% xem nội dung trên đó hàng ngày.

Nhưng khi đưa ra quyết định mua hàng, Google Tìm kiếm lại là lựa chọn hàng đầu với 45% người tiêu dùng nông thôn sử dụng để tìm kiếm thông tin về sản phẩm so với các phương tiện truyền thống (24%) và mạng xã hội (27%).

Thực tế, có tới 77% người tiêu dùng nông thôn Việt Nam đã nhấp vào Quảng cáo tìm kiếm vì dòng tiêu đề có liên quan.

người tiêu dùng ở nông thôn search gì

Phần trăm tổng số tìm kiếm đến từ bên ngoài khu vực thành thị Việt Nam

Doanh nghiệp có thể tận dụng xu hướng này như thế nào?

Người dân nông thôn có xu hướng, hành vi và sở thích khác với khu vực thành thị. Doanh nghiệp cần tạo ra những nội dung, chiến dịch phù hợp với họ, đồng cảm và kết nối được với cảm xúc của người dân ở đây.

Để đi đến được điều này, am hiểu về hành vi tiêu dùng trong từng ngành hàng ở khu vực này là điều cần thiết. Họ search sản phẩm, dịch vụ, họ sẽ đặt online hay offline, họ search những từ khóa gì để đi đến chuyển đổi cuối cùng,… là ví dụ cho một số vấn đề doanh nghiệp cần nghiên cứu trước khi đi cụ thể vào các chiến dịch Google Ads và SEO.

2. Sự trỗi dậy của nền kinh tế Cần-là-Có (On-demand)

Với việc phần lớn thế giới đều bị ảnh hưởng bởi đại dịch, lượng người tiêu dùng đến các cửa hàng ở khắp mọi nơi đều suy giảm mạnh.

Tuy nhiên, bất chấp việc giãn cách nghiêm ngặt ở Việt Nam đã được dỡ bỏ, người tiêu dùng Việt Nam vẫn chưa cảm thấy thoải mái khi ra khỏi nhà, dẫn đến việc phục hồi lượng khách đến cửa hàng đang diễn ra chậm hơn nhiều.

Ngay cả trước đại dịch COVID-19, nền kinh tế Internet đang trên đà phát triển với người tiêu dùng Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ. Họ muốn chuyển sang sử dụng các dịch vụ trực tuyến vì sự tiện lợi, và thoải mái

Logic ở đây rất đơn giản, “nếu tôi có thể gọi một chiếc taxi hoặc mua bánh mì từ ngay điện thoại của mình, vậy tại sao không thể đặt mua tất cả mọi thứ theo phương thức như vậy?”.

Trong các năm vừa qua, Google đã nhận thấy sự gia tăng đáng kể trong sở thích Tìm kiếm trên nhiều danh mục.

Ví dụ như lượng tìm kiếm đối với các nền tảng video phát trực tuyến (livestreaming) đã tăng gấp hai lần trong nửa đầu năm nay. Lưu lượng tìm kiếm trên YouTube cũng tăng lên đối với nội dung truyền thống, chẳng hạn như “tin tức”, cũng như một số nội dung trực tuyến độc đáo như “asmr” hay “xe buýt trẻ em”.

Tương tự như vậy, Giáo dục và Quản lý tiền bạc cũng có sự gia tăng ổn định trong lượt tìm kiếm. Cứ ba người thuộc Gen Z thì có một người đã sử dụng Internet chỉ trong tháng trước để học hỏi và phát triển kiến thức.

Ngoài ra, người tiêu dùng ở Việt Nam cũng đang tích cực chuyển từ các ngân hàng, tổ chức địa phương sang các phương tiện trực tuyến để phục vụ nhu cầu tài chính của họ, dẫn đến lượt tải xuống các ứng dụng tài chính tăng 33% và lượt tìm kiếm cho “ứng dụng cho vay trực tuyến” tăng 300% trong năm qua.

nền kinh tế cần là có, on-demand

Người tiêu dùng muốn gì từ nền kinh tế Cần-là-có (On-Demand)

Doanh nghiệp có thể tận dụng xu hướng này như thế nào?

Đây là thời điểm không thể thích hợp để các doanh nghiệp suy nghĩ và phát triển dịch vụ, sản phẩm của mình để sao chúng có thể dễ dàng tiếp cận với khách hàng mục tiêu của mình nhất có thể, đặc biệt là thông qua môi trường digital và internet.

Case Study I: Vua Nệm

Khi đại dịch xảy, lượng người tới các cửa hàng suy giảm mạnh, nhưng nhận thấy có sự tăng trưởng mạnh mẽ về xu hướng tìm kiếm các thông tin liên quan đến sức khỏe gia đinh.

Doanh nghiệp đã tận dụng điều đó để đưa ra chiến lược tiếp cận khách hàng tiềm năng bằng cách dịch vụ công thêm như làm sạch đệm, sofa hay thẩm. Từ đó không chỉ là một giải pháp để tăng doanh thu mà từ lượng khách hàng dịch vụ đó, họ đã up sale được sản phẩm chủ đạo của mình cho hơn 21% khách hàng.

Case Stuydy Vua Nệm

Case Study 2: LOreal

Khi đại dịch Covid 19 xảy ra, hàng triệu người tiêu dùng đã chuyển từ phương thức mua sắm offline sang online. Điều này đã khiến thương hiệu phải nhanh chóng tìm ra giải pháp để tăng sự hiện diện của mình trên môi trường online.

Kết hợp với Google và Shopee, L”Oreal đã đưa những người tìm kiếm sản phẩm thương hiệu L”Oreal có ý định mua hàng đến với cửa hàng của mình trên trang thương mại điện tử. Từ đó gia tăng hơn 25% order trên Shopee.

Case Study L'oreal

3. Người mua sắm thông minh

Khi người tiêu dùng Việt Nam ngày càng tích hợp các dịch vụ kỹ thuật số vào cuộc sống hàng ngày của mình, Google nhận thấy họ đang khám phá nhiều kênh và lựa chọn khác nhau trên hành trình mua hàng của họ.

Hành trình mua hàng đã phát triển đáng kể do khả năng truy cập Internet tăng và đại dịch Covid.

83% người Việt Nam hiện dành nhiều thời gian hơn để nghiên cứu sản phẩm trực tuyến trước khi mua hàng. Ra quyết định trực tuyến và mua hàng ngoại tuyến (tại các shop, cửa hàng) là hành vi chủ đạo trên các danh mục chính.

Thói quen xem Youtube

Thống kê cho thấy ngày càng có nhiều người tiêu dùng Việt Nam đang chuyển dịch sang Youtube để tìm kiếm và mua sắm. Nền tảng xem Video này đã thấy sự tăng trưởng hơn 60% ở các truy vấn liên quan đến mua sắm trong vòng hơn 2 năm qua.

Ngoài ra, người tiêu dùng Việt Nam đang đặt ra nhiều câu hỏi được cá nhân hoá hơn.

Google nhận thấy sự gia tăng ổn định về sở thích tìm kiếm dành riêng cho nhu cầu và mong muốn của từng người tiêu dùng.

Hành trình của người tiêu dùng Việt Nam cũng đang dịch chuyển nhiều hơn trên các phương tiện trực tuyến và ngoại tuyến vì 75% giao dịch mua hàng được thực hiện ngoại tuyến, nhưng 62% nghiên cứu về quyết định mua này được thực hiện trực tuyến.

cá nhân hóa truy vấn tìm kiếm

Truy vấn tìm kiếm có xu hướng cá nhân hoá với từng người dùng

Doanh nghiệp có thể tận dụng xu hướng này như thế nào?

Người tiêu dùng hiện nay đã mua sắm thông minh hơn trước rất nhiều. Họ dành thời gian để nghiên cứu thông tin online nhiều hơn cũng như có những truy vấn tìm kiếm của họ cũng ngày càng cá nhân hóa theo nhu cầu.

Chính vì thế, việc tiếp cận khách hàng tiềm năng bằng hình thức SEO và Google Ads là rất cần thiết.

Đặc biệt với hình thức SEO, hiện nay, doanh nghiệp chỉ tiếp cận bằng những từ khóa ngắn, từ khóa sản phẩm là không còn đủ nữa, bạn cần phải giải đáp mọi thắc mắc trên hành trình tìm kiếm của khách hàng với các từ khóa dài và cụ thể như trên. Từ đó giúp gia tăng nhận diện và sự uy tín của bạn trong mắt khách hàng.

4. Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng quan tâm tới vấn đề sức khỏe

Một lối sống lành mạnh ngày càng quan trọng đối với nhiều người Việt Nam, và như một lẽ tự nhiên, họ đã tìm kiếm các sản phẩm và dịch vụ để cải thiện lối sống và thói quen tiêu dùng của họ.

Chất lượng không khí là mối quan tâm chung của cả nước khi ngày càng có nhiều người tiêu dùng tìm kiếm “ô nhiễm không khí” (tăng 80%) và “máy lọc không khí” (tăng gấp 2 lần). Google nhận thấy lượng tìm kiếm các sản phẩm giúp cải thiện môi trường gia đình tăng đáng kể.

Người tiêu dùng ngày càng có ý thức bảo vệ sức khỏe của mình hơn, điều này thể hiện qua sự gia tăng trong lượt tìm kiếm “đồng hồ thông minh” tăng 55% và “tập luyện tại nhà” tăng 60%, cũng như mức tăng 38% trong lượt tải xuống “fitness app”.

Trên thực tế, thời gian dành cho mỗi khách truy cập trên các ứng dụng hoặc trang web liên quan đến thể dục/ chế độ ăn uống cũng tăng 62%.

Người dùng Internet Việt Nam cũng cho thấy sự gia tăng quan tâm đối với việc sử dụng các sản phẩm hữu cơ và tốt cho sức khoẻ mặc dù giá cao hơn, vì Google thấy sự gia tăng trong tìm kiếm về thực phẩm và đồ uống, chẳng hạn như “nước kiềm” (tăng 80%), “bia không cồn” (tăng 250%) và “ít đường” (tăng 100%).

Họ cũng tập trung nhiều hơn vào chế độ ăn uống và ăn uống lành mạnh, với mức tăng 80% lượt tìm kiếm trên Google liên quan đến chế độ ăn uống.

người tiêu dùng quan tâm tới sức khỏe

Một Việt Nam có ý thức về sức khoẻ: Ăn kiêng và ăn uống lành mạnh:

Doanh nghiệp có thể tận dụng xu hướng này như thế nào?

Đây thực sự là một tin vui đối với những doanh nghiệp đang kinh doanh các sản phẩm liên quan đến sức khỏe.

Doanh nghiệp sẽ cần đưa ra những chiến lược để sớm xây dựng lòng trung thành đối với thương hiệu của mình khi người dùng dung đang tìm kiếm các thông tin liên quan đến sức khỏe của họ.

Content Marketing, Content SEO, video Youtube là những giải pháp phù hợp đối với doanh nghiệp cho chiến lược trên. Khi chúng vừa giúp người dùng giải quyết được thắc mặc, vừa giúp doanh nghiệp giáo dục khách hàng về chính sản phẩm của mình.

Lời kết

Các truy vấn tìm kiếm là một dấu hiệu tuyệt vời về ý định của người tiêu dùng.

Hiểu cách thức và nơi mọi người tìm kiếm thông tin khi đưa ra quyết định mua hàng giúp các thương hiệu tiếp cận người tiêu dùng với sự hiểu biết sâu sắc hơn, dẫn đến mối quan hệ bền chặt và có ý nghĩa hơn.

Bạn có thể xem toàn bộ báo cáo chi tiết tại đây

Nguồn: Think with Google

Dịch bởi SEONGON


Nguồn: Người Việt đang tìm kiếm điều gì trên Google? – Insight cho doanh nghiệp 2020