Khám phá mô hình O2O ở Châu Á

378
Khám phá mô hình O2O ở Châu Á

Thương mại điện tử chỉ mới phát triển và gặt hái được nhiều thành công thật sự trong vài năm gần đây. Trung Quốc là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển thương mại điện tử nhanh nhất trên thế giới. Alibaba đã trở thành tập đoàn lớn nhất thế giới cung cấp nền tảng bán hàng B2B( business to business). Trong khi Tmall lại là tập đoàn dẫn đầu khu vực Châu Á trong lĩnh vực B2C ( Business to customer) với doanh thu ghi nhận hơn 90 triệu nhân dân tệ ( 308 nghìn tỷ đồng) – Dữ liệu trong tháng 11-2015. Những doanh nghiệp này cũng đã phải trả giá rất đắt để có thể gặt hái được những thành công như vậy. So với các cửa hàng bán lẻ, thì tỷ lệ hoàn tiền của các shop online luôn cao hơn hẳn. Những thiếu sót trong trải nghiệm khách hàng có lẽ là yếu tố có tác động mạnh nhất đến thương mại điện tử. Đó cũng là những lí do lý giải sự ra đời của mô hình O2O.

O2O là một mô hình kinh doanh mà các công ty thực hiện để thu hút khách hàng đến cửa hàng của mình bằng những giải pháp tiếp thị trực tuyến. Những chiến lược tiếp thị giảm giá có thể thực hiện onine hoặc ngay tại cửa hàng khi mà đối tượng tiếp xúc.

Những mặt hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) có thể sẽ không thể cung cấp trải nghiệm tốt cho khách hàng qua mô hình O2O, vì những nhà cung cấp mặt hàng này dự kiến sẽ bán nhanh với mức giá thấp. Trong khi những “mặt hàng tiêu dùng bền”, chẳng hạn như quần áo, giày dép, thời trang…lại là những ứng cử viên sáng giá cho mô hình O2O.

Lấy một ví dụ, chẳng hạn bạn đang muốn mua một camera, bạn sẽ so sánh, tra cứu giá cả và tính năng trên các website online, sau đó bạn lại trải nghiệm (cầm, nắm, sờ,…) sản phẩm trên tay ngay tại cửa hàng và quyết định mua nó.

Thật ra mua hàng online đã có từ trước, bạn chỉ cần chọn 1 trang web cung cấp giá tốt kèm theo những review tốt đẹp dưới ngay dưới sản phẩm bạn muốn mua. Nhưng trong xu hướng thương mại điện tử hiện nay, nó thật sự không hề tốt khi để khách hàng trải nghiệm theo hình thức rời rạc như vậy, các nhà sản xuất đều biết rất rõ điều này.

Tại sao lại khó phát triển mô hình O2O? Ai nên triển khai và ai sẽ có lợi khi tiên phong triển khai mô hình O2O? Những công ty Logictics? Những nhà sản xuất lớn, những người sở hữu nhiều cửa hàng, chuỗi cửa hàng?

Hầu hết các nhà sản xuất đều có cửa hàng/đại lý để phân phối hàng hóa, và họ thường tập trung vào các kế hoạch kinh doanh truyền thống tại cửa hàng/chuỗi cửa hàng. Họ quản lí cửa hàng và tập trung vào nguồn lực của cửa hàng chứ không quan tâm nhiều đến trải nghiệm của người tiêu dùng.

Rất ít các nhà sản xuất có hệ thống quản lý quan hệ khách hàng( CRM), và nếu như có CRM thì bạn nghĩ nhân viên của bạn sẽ như thế nào? Cái khó khi triển khai O2O đối với các cửa hàng truyền thống đó chính là sự giám sát chặt chẽ cả về hiệu suất nhân viên lẫn đơn hàng, tồn kho,… và điều này vô tình làm nhân viên trong các cửa hàng truyền thống khó chịu, không muốn dùng O2O.

Những vấn đề mà các cửa hàng truyền thống sẽ gặp phải đó chính là không kiểm soát được cũng như điều hướng lưu lượng khách hàng online, thói quen và hành vi mua sắm của khách hàng. Mặc dù kinh doanh online luôn là điều hấp dẫn đối với họ và nếu sẵn sàng, họ vẫn thành công với mô hình o2o.

Các nền tảng trực tuyến cũng nên tìm hiểu và thực hiện o2o để giữ vững và mở rộng thị phần của mình, tuy điểm yếu của họ vẫn là thiếu kinh nghiệm quản lý cửa hàng truyền thống, và kết hợp với 1 công ty chuyên về Logistics hoặc công ty triển khai Omnichannel như Haravan luôn là giải pháp tốt nhất.

Tìm hiểu về Omnichannel để có giải pháp bán hàng đa kênh ngay hôm nay!

Xem thêm:

  • Nghệ thuật xây dựng trải nghiệm khách hàng khi bán hàng đa kênh
  • Chinh phục người tiêu dùng trong “thế giới kết nối” ở Châu Á ?!
  • 3 bước giúp thu hẹp khoảng cách giữa các kênh online và kênh offline

Nguồn: 2Open


Nguồn: Khám phá mô hình O2O ở Châu Á