Hai xu hướng chính của ngành bán lẻ, những ai chậm thích ứng đã phải ra đi

33
Hai xu hướng chính của ngành bán lẻ, những ai chậm thích ứng đã phải ra đi

Giới chuyên gia nhận định, có 2 xu hướng chính của ngành bán lẻ và những ai chậm thích ứng với điều này đã phải ra đi…

Theo quan điểm của Công ty chứng khoán VnDirect, có hai xu hướng chính của ngành bán lẻ, bao gồmbán lẻtạp hóa đang chuyển dịch thành các cửa hàng quy mô nhỏ (siêu thị mini/minimart và cửa hàng tiện lợi) và xu hướng mua sắm sản phẩm điện tử là sự kết hợp hài hòa giữa cửa hàng vật lý và cửa hàng online (nền tảng đa kênh).

Các cửa hàng tiện lợi và siêu thị mini/cửa hàng bách hóa đang là điểm đến hấp dẫn người tiêu dùng Việt vốn ngày càng coi trọng sự thuận tiện, vệ sinh an toàn và dịch vụ tốt hơn. Theo Nielsen, người mua sắm Việt Nam giảm dần thói quen mua sắm ở chợ truyền thống và chọn đến các cửa hàng tiện lợi hoặc minimart thường xuyên hơn. Xu hướng này đã dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt giữa các chuỗi cửa hàng tiện lợi/minimart tại Việt Nam, bao gồm cả thương hiệu nội địa (Vinmart +, Bách Hóa Xanh, Co.op Food) và nước ngoài (Circle K, B’s mart, 7-Eleven).

Mô hình bán lẻ bách hóa tiếp tục phát triển. Nguồn: VnDirect

VnDirect kỳ vọng quy mô các cửa hàng tạp hóa bán lẻ hiện đại sẽ tiếp tục tăng nhanh khi các nhà bán lẻ trong và ngoài nước cạnh tranh mở rộng.

Trong năm 2019, Tập đoàn Vingroup, tập đoàn lớn nhất tại Việt Nam, đã đạt thỏa thuận về việc sáp nhập công ty con trong mảng bán lẻ (Vincommerce) với nhà sản xuất tiêu dùng hàng đầu Masan để thành lập công ty hàng tiêu dùng và bán lẻ lớn nhất Việt Nam.

Công ty mới sẽ kế thừa mạng lưới bán lẻ 2.600 cửa hàng VinMart & VinMart + tại 50 tỉnh thành với cơ sở dữ liệu khách hàng lớn và 14 trang trại nông nghiệp công nghệ cao của VinEco. VnDirect đánh giá đây là một động thái chiến lược giúp thị trường bán lẻ Việt Nam tái cấu trúc theo hướng tập trung, sẵn sàng đối mặt với sự gia nhập của các nhà bán lẻ lớn nước ngoài. Do đó, VnDirect cũng kỳ vọng thương vụ sát nhập này có thể tận dụng sự bùng nổ của thị trường để xác lập vị thế nhà bán lẻ hàng đầu trong nước.

Xu hướng thay đổi của người tiêu dùng Việt Nam. Nguồn: VnDirect

Ngoài bán lẻ tạp hóa, bán lẻ điện tử tiêu dùng (CE) cũng là một phân khúc được chú ý. Các nhà bán lẻ điện tử lớn đã mở rộng quy mô cửa hàng của họ ngay cả khi lo ngại thị trường đã phần nào bão hòa, đặc biệt là với các thiết bị di động. Công ty Cổ phần Thế giới Di động (MWG) vẫn duy trì vị trí dẫn đầu với 50% thị phần trong phân khúc điện thoại di động, tiếp theo là FPT Retail (FRT) với 18% thị phần. MWG cũng nắm giữ phân nửa thị phần ngành trong phân khúc bán lẻ điện máy.

Bắt kịp với xu thế, nhiều nhà bán lẻ điện tử đã áp dụng chính sách bán hàng đa kênh phục vụ cả nhu cầu mua sắm online và offline. Người tiêu dùng vẫn có thể tham khảo và thử trực tiếp tại các cửa hàng vật lý nhưng thực hiện giao dịch mua hàng trực tuyến để hưởng lợi từ ưu đãi/khuyến mại. Ngược lại, người tiêu dùng cũng có thể tham khảo mức giá và mẫu mã thông qua website/ứng dụng của đơn vị bán lẻ nhưng thực hiện giao dịch mua sắm tại cửa hàng (theo Deloitte 2019).

Xem thêm: Bán hàng đa kênh Omnichannel: Hiểu thế nào cho đúng?

Bài học về sự ra đi của nhiều tập đoàn bán lẻ vào năm 2019. Nguồn: VnDirect

Công ty chứng khoán này cũng cho rằng, những ai chậm thích ứng với những xu hướng mới đã phải ra đi. Năm 2019 đã chứng kiến sự ra đi của nhiều chuỗi bán lẻ nước ngoài trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt và xu hướng của người tiêu dùng thay đổi nhanh chóng tại Việt Nam. Các doanh nghiệp rút khỏi thị trường có đặc điểm chung là mô hình kinh doanh kém linh hoạt, khả năng tài chính hạn chế, thiếu đầu tư vào việc phát triển sản phẩm và dịch vụ cũng như chậm mở rộng mạng lưới. Trong khi đó, những nhàbán lẻthắng cuộc có chiến lược mở rộng nhanh chóng, nắm bắt tốt thị hiếu tiêu dùng và có khả năng chiếm các vị trí đắc địa.

Nguồn: Nhịp cầu đầu tư

——

Omnichannel chắc chắn sẽ trở thành một xu hướng mạnh mẽ mà người làm kinh doanh không thể bỏ lỡ. Nhưng có phải, Omnichannel chỉ phù hợp với các “ông lớn” với chuỗi cửa hàng khắp cả nước?

Câu trả lời là không. Một cá nhân kinh doanh đang hoặc sắp bán trên nhiều kênh online từ website, Facebook, đến sàn TMĐT như Shopee, Lazada, Tiki,… và sở hữu từ 1-2 cửa hàng rất nên cân nhắc việc sử dụng hệ thống Omnichannel để có thể tiết kiệm đến 70% thời gian, công sức để kiểm soát việc kinh doanh. Đầu tư vào công nghệ chính là điều kiện tiên quyết để đi đường dài và bứt phá trên con đường kinh doanh.

Hệ thống trung tâm quản lý đơn hàng OPC (Order Processing Center)


Chính vì vậy, một giải pháp bán lẻ đa kênh hiện đại khắc phục nhược điểm của các hệ thống cũ là nhu cầu của các nhà bán hàng hiện nay. Với khả năng đồng bộ và xác định mọi thông tin từ sản phẩm, đơn hàng, khách hàng, tồn kho,… trong toàn bộ mạng lưới cửa hàng và kho hàng với độ chính xác 100%, Hệ thống bán hàng đa kênh, quản lý tập trung Omnichannel tại Haravan sẽ giúp nhà bán lẻ tiết kiệm được thời gian, công sức và chi phí nhưng đạt được hiệu quả vượt bậc khi triển khai kinh doanh đa kênh.

Các nhà bán lẻ cần tận dụng các nền tảng công nghệ về Omnichannel để linh hoạt trong phục vụ khách hàng, tiếp cận các kịch bản kinh doanh đa kênh mới và tăng tốc hoạt động. Từ đó, họ có thể nâng tầm trải nghiệm mua sắm của khách hàng và xóa nhòa ranh giới giữa bán hàng trên online và bán tại cửa hàng cũng như tăng trưởng doanh số vượt bậc.

Đăng ký dùng thử nền tảng Bán hàng đa kênh – Quản lý tập trung Omnichannel miễn phí trong 14 ngày để trải nghiệm toàn bộ tính năng vượt bậc.




Nguồn: Hai xu hướng chính của ngành bán lẻ, những ai chậm thích ứng đã phải ra đi