Bộ sưu tập thuật ngữ cần biết về Social Media Marketing

166
Bộ sưu tập thuật ngữ cần biết về Social Media Marketing

Social media – Truyền thông xã hội được xem là xu hướng tiếp thị phát triển nhanh nhất trong lịch sử, giúp thương hiệu dễ dàng truyền tải thông điệp và tương tác với nhiều người cùng một lúc, một thời điểm.

Là một nhánh của Digital Marketing,Social Media Marketing(viết tắt SMM) – Tiếp thị truyền thông xã hội là phương pháp sử dụng các kênh truyền thông xã hội như Facebook, Messenger, YouTube, Twitter, Instagram… để tiếp thị trường cho đối tượng mục tiêu. Một khi dấn thân vào con đường này, marketer cần trang bị cho mình một nền tảng chuyên ngành vững chắc cũng như “bộ sưu tập” thuật ngữ sau đây:

A

Asset:Sản phẩm truyền thông

Attention span – Khoảng chú ý:Khoảng thời gian một người có thể tập trung vào một bài viết, video mà không bị phân tán tư tưởng.

Audience Demographic – Nhân khẩu học:Là số liệu phân chia các đặc điểm của một nhóm người như vị trí địa lý, độ tuổi, giới tính, sở thích, hành vi… nhằm xác định phân khúc thị trường và giúp thương hiệu tìm ra đối tượng khách hàng cho mình.

Audience scale: Số lượng người thực sự tham gia thảo luận trên social media.

B

Brand Associations – Sự liên tưởng thương hiệu:Là những hiểu biết, cảm giác hay niềm tin của khách hàng về thương hiệu, bắt nguồn từ những trải nghiệm khách hàng.

Brand Attributes – Thuộc tính thương hiệu:Là các đặc tính, thuộc tính gắn liền với thương hiệu như Volvo là An toàn; Mercedes là Sang trọng.

Brand Identity – Nhận diện thương hiệu:Là hình thức bên ngoài mà khách hàng nhìn nhận về thương hiệu, bao gồm tên thương hiệu, logo, slogan, các ứng dụng…

Bumper ad:quảng cáo dài tối đa 6s, không có nút Bỏ qua quảng cáo.

Buzz volume:Tổng lượng thảo luận

C

Call to action (CTA) – Lời kêu gọi hành động:Là một thông điệp ngắn gọn khuyến khích người dùng thực hiện các hành động như: mua hàng, chia sẻ bài đăng trên social media, viết nhận xét,…

Click through rate (CTR): Tần suất những người thấy quảng cáo của bạn và nhấp vào quảng cáo đó.

Conversion – Chuyển đổi:Là một hành động của người dùng mang lại giá trị cho doanh nghiệp như: mua hàng, đăng ký email, gọi điện hoặc chat với nhân viên tư vấn…

Conversion rate – Tỷ lệ chuyển đổi:được tính bằng số lượt chuyển đổi chia cho tổng số lần tương tác với quảng cáo có thể theo dõi được cho một lượt chuyển đổi trong cùng khoảng thời gian.

D

Digital first:Là việc chuyển từ ưu tiên kênh truyền thống sang các kênh kỹ thuật số lên hàng đầu.

Digital natives – Dân bản địa thời đại sốlà những người sinh ra trong thời đại công nghệ kỹ thuật số, hoặc những người đã quen thuộc và rất thoải mái khi sử dụng các công nghệ này.

E

Engagement – Tương tác: Số người like, share, click, bình luận trong bài đăng.

Ephemeral content – Nội dung ngắn hạncủa các bài đăng, video, story Instagram tồn tại lâu nhất là 24h và sau đó sẽ biến mất trên mạng internet. Giới hạn thời gian khiến người dùng sẽ nhấp vào xem ngay lập tức để tránh bị bỏ lỡ tin tức thú vị.

F

Fear of missing out(FOMO):Tâm lý sợ bỏ lỡ một điều gì đó. Nhiều doanh nghiệp đã tận dụng hiệu ứng này một cách linh hoạt như một thủ thuật để tạo sự khan hiếm, cấp bách hay tạo tính độc quyền cho cho sản phẩm của mình nhằm thu hút khách hàng.

I

Impression – Số lần hiển thị:Số lần bài đăng được người dùng nhìn thấy trên social media.

In-Stream Ad:quảng cáo trong luồng, xuất hiện ở 5 giây đầu tiên của video và có nút bấm Bỏ qua quảng cáo.

Interaction:Tổng lượng tương tác

K

Key Opinion Leaders (KOLs):Là những người có sức ảnh hưởng trên cộng đồng mạng, bao gồm: diễn viên, ca sĩ, người mẫu, nghệ sĩ hài được nhiều người biết đến trên diện rộng. Bao gồm:

Celebrities – Người nổi tiếnghoạt động trong giới giải trí, có thương hiệu cá nhân và sở hữu lượng fan khủng từ 1 triệu trở lên.

Influencers – Người gây ảnh hưởng:

  • Macro-Influencers – Người ảnh hưởng lớnlà một chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó, thường là người tạo ra xu hướng mới và sở hữu từ 250.000 – 1 triệu fan.
  • Micro-influencers – Người có tầm ảnh hưởng nhỏ,có thói quen đăng những nội dung liên quan đến sở thích hay chuyên môn của mình trên mạng. Lượng fan của nhóm này không quá cao (từ 1.000 – 10.000) nhưng có độ tương tác khá tích cực.

M

Media Coverage – Phủ sóng truyền thông:thông qua 3 kênh chính:

  • Owned media (Truyền thông sở hữu):là những kênh quảng bá thuộc sở hữu của thương hiệu, bao gồm fanpage trên Facebook, Youtube…
  • Paid media (Truyền thông phải trả tiền):những gì thương hiệu phải trả tiền để quảng bá, bao gồm các bài viết PR, bài đăng của Influencers,…
  • Earned media (Truyền thông lan truyền):các thảo luận tự nhiên của khách hàng và trở thành kênh quảng bá của thương hiệu. Earned media có thể được xem như là kết quả từ Paid media và Owned media.

Micro moment: Những nhu cầu nảy sinh trong một khoảnh khắc ngắn ngủi

Mid-roll Ad:Quảng cáo xuất hiện giữa phần nội dung video

Mobile-first: Ưu tiên hàng đầu cho thiết bị di động

N

Native Ads:Là hình thức chạy quảng cáo được trộn chung với các nội dung thông thường, khiến khách hàng khó nhận ra đó là một bài quảng cáo.

O

Object mention:Là số lượng thảo luận đề cập trực tiếp đến các cụm từ về thương hiệu/sản phẩm/chiến dịch.

Organic reach – Tiếp cận hữu cơ: số người (kể cả fans và không phải là fans, những người đã thích trang và những người chưa thích trang) thấy bài post của bạn.

P

Pre-roll Ad:Quảng cáo xuất hiện trước khi phát video

People Taking Action: Số người duy nhất đã thực hiện hành động chẳng hạn như thích Trang hoặc cài đặt ứng dụng như là kết quả của quảng cáo của bạn. Ví dụ: nếu cùng một người thích và bình luận trên một bài viết, họ sẽ được tính là 1 người duy nhất.

R

Reach – Độ phủ:Lượng người xem của một chương trình/kênh ít nhất 1 phút không tính lặp.

Real-time:Thời gian thực xảy ra các sự kiện, vấn đề nóng hổi mà thương hiệu tận dụng để truyền tải thông điệp một cách nhanh chóng đến khách hàng.

Relevance Score – Điểm liên quan/Điểm chất lượng: Thang điểm từ 1->10 do Facebook đưa ra nhằm giúp các nhà quảng cáo đánh giá được mức độ liên quan giữa mẫu quảng cáo mà họ tạo ra đối với khách hàng mục tiêu của họ.

S

Seeding: Là các công việc cụ thể như tạo dựng 1 topic 1 câu chuyện rồi đóng nhiều vai để đưa topic đó trở thành một đề tài sôi nổi trên cộng đồng mạng.

Sentiment score – Chỉ số cảm xúc:Là kết quả phân tích chỉ số cảm xúc của các thảo luận để xác định tương quan giữa các thảo luận Tích cực và Tiêu cực. Chỉ số cảm xúc có giá trị từ -1 đến 1, giá trị càng cao thể hiện mức độ được yêu thích càng cao.

Share of Voice (SOV) – Thị phần thảo luận:Tỷ lệ % bao nhiêu lượt đề cập liên quan đến thương hiệu của bạn trong ngành – và bao nhiêu % rơi vào tay những đối thủ khác.

Social Media Optimization(SMO) – Tối ưu hoá phương tiện truyền thông xã hội: Là việc sử dụng một số cửa hàng và cộng đồng để quảng bá công chúng nhằm nâng cao nhận thức về thương hiệu, sự kiện của sản phẩm, dịch vụ.

Social traffic:Tổng lượng truy cập của người dùng đến website thông qua các bài viết hoặc quảng cáo trên các trang mạng xã hội.

U

User Generated Content (UGC) – Nội dung do người dùng tạo ra:Là những những bình luận, đánh giá, check-in địa điểm hoặc bài đăng do người dùng đăng trên các nền tảng trực tuyến. UGC giúp thương hiệu đo lường mức độ tác động của chiến dịch truyền thông khiến họ phải chủ động tạo ra các nội dung liên quan đến thương hiệu.

User Experience (UX) – Trải nghiệm người dùng:là cảm xúc và thái độ của người dùng về việc sử dụng một sản phẩm, chương trình hoặc dịch vụ cụ thể. Những trải nghiệm tích cực là động lực để người dùng quay trở lại và giới thiệu với bạn bè, người thân của họ.

User Interface (UI) – Giao diện người dùngbao gồm: màu sắc, hình ảnh, đồ hoạ, bố cục thiết kế, font chữ… là phương tiện để người dùng tương tác với các chương trình trên điện thoại, máy tính. UI tốt sẽ cung cấp trải nghiệm “thân thiện với người dùng”, cho phép họ tương tác với chương trình một cách tự nhiên và trực quan.

Nguồn: Advertising Vietnam


Nguồn: Bộ sưu tập thuật ngữ cần biết về Social Media Marketing