Bán hàng đa kênh Omnichannel là từ khóa được nhắc tới ở Việt Nam từ 2-3 năm về trước như một xu hướng kinh doanh hiệu quả. Tuy nhiên, cho tới hiện tại, vẫn có không ít người hiểu sai về bản chất của nó. Không chỉ đơn giản là bán hàng trên nhiều kênh bán khác nhau, Omnichannel bao gồm 3 yếu tố: bán hàng đa kênh, tiếp thị đa điểm và quản lý tập trung.
Bán hàng đa kênh
Khách với Multichannel (Bán hàng trên nhiều kênh) không chỉ là đưa sản phẩm xuất hiện trên nhiều kênh và bán chúng. Với mô hình Omnichannel, mọi dữ liệu kinh doanh từ sản phẩm, đơn hàng, tồn kho, khách hàng, doanh thu,… từ các kênh bán hàng được đồng bộ trên 1 hệ thống duy nhất. Nhà bán hàng cập nhật và quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh tại 1 nền tảng thay vì phải tốn nhân lực quản lý trên từng kênh riêng. Các kênh bán được đánh giá hiệu quả bao gồm mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo,…), cửa hàng, website, sàn TMĐT như Shopee, Lazada, Tiki,…
Có nhiều kênh để khai thác, tuy nhiên, tùy vào tính chất của doanh nghiệp mà lựa chọn kênh phù hợp thay vì kênh nào cũng đẩy hàng lên bán mà không có chiến lược tập trung. Cách tốt nhất để bán hàng đa kênh hiệu quả là cần có thời gian trải nghiệm thử trên các kênh. Sau đó chọn lọc những kênh phù hợp nhất, mang lại hiệu quả tốt và tìm cách tối ưu trải nghiệm của khách hàng trên kênh đó.
Tiếp thị đa điểm
Một khách hàng sẽ mua hàng khi họ được tiếp cận một cách ĐÚNG và ĐỦ. Theo một báo cáo, trung bình một khách hàng kể từ lần đầu nhìn thấy thương hiệu đến lúc mua hàng, thương hiệu đó sẽ phải xuất hiện 21 lần hoặc hơn. Đó là lý do vì sao, các doanh nghiệp, cửa hàng cần phải tìm cách để gia tăng điểm tiếp xúc với khách hàng nhiều hơn và cá nhân hóa thông điệp hơn. Có như vậy mới chạm đúng đối tượng bằng những sản phẩm đúng nhu cầu và đúng thời điểm khách muốn mua.
Với từng lĩnh vực, từng đối tượng khách hàng sẽ có những cách tiếp thị khác nhau. Tuy nhiên, một điểm chung là các cửa hàng đều có xu hướng sử dụng nhiều công cụ, cách thức để tiếp xúc với khách hàng tiềm năng nhiều hơn.
- Với nhóm cửa hàng bán lẻ, 5 kênh tiếp thị được các cửa hàng sử dụng nhiều nhất đó là tiếp thị trên Facebook (87%), tiếp thị tại cửa hàng (70%) và tiếp thị online qua các kênh khác như email marketing, đăng bài trên diễn đàn, Youtube… (51%), tối ưu công cụ tìm kiếm-SEO (43%), Google Adwords (38%).
- Với nhóm shop online, 5 kênh tiếp thị được sử dụng nhiều nhất là quảng cáo Facebook (80%), đăng bài trên các diễn đàn (63%), tối ưu SEO (62%), quảng cáo Google Adwords (56%), quảng cáo Zalo (52%).
Để xây dựng được trải nghiệm tìm kiếm sản phẩm và mua sắm liền mạch cho khách hàng, cũng như giữ chân họ quay lại nhiều lần thì xây dựng một hệ thống bán hàng đa kênh Omnichannel là ưu tiên hàng đầu. Ở đây không chỉ là có mặt trên nhiều kênh, sử dụng nhiều công cụ tiếp thị để xuất hiện dày đặc hơn mà còn phải cần có sự kết nối, chuyển tiếp trải nghiệm.
Ví dụ, khách hàng vào website đặt hàng nhưng vì một lý do nào đó họ không hoàn thành mà rời khỏi website. Ngày hôm sau, họ lại nhìn thấy sản phẩm đó xuất hiện trên Facebook, họ click vào và tiếp tục hoàn thiện quá trình đặt đơn hàng đang dang dở đó. Đây có thể coi là một trải nghiệm tốt, thúc đẩy khách hàng mua sắm nhiều hơn. nhờ mang đến trải nghiệm liền mạch ở bất cứ đâu dù khách hàng online bằng di động hay laptop, trên sàn thương mại điện tử hay đang trải nghiệm sản phẩm ngay tại cửa hàng.
Quản lý dữ liệu tập trung
Thực tế, nhiều cửa hàng có tới hàng trăm, hàng nghìn mã sản phẩm. Việc quản lý số lượng hay thay đổi thông tin sản phẩm trên nhiều kênh tốn rất nhiều thời gian, chưa kể dễ dẫn đến sai sót khiến thông tin không được đồng bộ. Đó là chưa kể đến các bước khác như xử lý đơn hàng, theo dõi vận chuyển, chăm sóc khách hàng,… sẽ rất tốn thời gian khi triển khai đa kênh mà không có hệ thống Omnichannel để đồng bộ dữ liệu. Tương tự với việc tổng kết, báo cáo bán hàng của từng kênh sau từng ngày, từng tuần, từng tháng hay của từng nhân viên…. Cũng rắc rối và dễ xảy ra sai sót.
Việc phân bổ nguồn lực để xử lý riêng rẽ từng kênh đã khiến cho chủ cửa hàng mất nhiều thời gian, công sức cũng như ngân sách. Chính nhu cầu giải quyết những khó khăn đó đã thúc đẩy các nền tảng hỗ trợ bán hàng đa kênh cải tiến liên tục để đáp ứng các yêu cầu ngày càng phức tạp của doanh nghiệp và nhà bán hàng.
(tổng hợp)
——–
Omnichannel chắc chắn sẽ trở thành một xu hướng mạnh mẽ mà người làm kinh doanh không thể bỏ lỡ. Nhưng có phải, Omnichannel chỉ phù hợp với các “ông lớn” với chuỗi cửa hàng khắp cả nước?
Câu trả lời là không. Một cá nhân kinh doanh đang hoặc sắp bán trên nhiều kênh online từ website, Facebook, đến sàn TMĐT như Shopee, Lazada, Tiki,… và sở hữu từ 1-2 cửa hàng rất nên cân nhắc việc sử dụng hệ thống Omnichannel để có thể tiết kiệm đến 70% thời gian, công sức để kiểm soát việc kinh doanh. Đầu tư vào công nghệ chính là điều kiện tiên quyết để đi đường dài và bứt phá trên con đường kinh doanh.
Chính vì vậy, một giải pháp bán lẻ đa kênh hiện đại khắc phục nhược điểm của các hệ thống cũ là nhu cầu của các nhà bán hàng hiện nay. Với khả năng đồng bộ và xác định mọi thông tin từ sản phẩm, đơn hàng, khách hàng, tồn kho,… trong toàn bộ mạng lưới cửa hàng và kho hàng với độ chính xác 100%, Hệ thống bán hàng đa kênh, quản lý tập trung Omnichannel tại Haravan sẽ giúp nhà bán lẻ tiết kiệm được thời gian, công sức và chi phí nhưng đạt được hiệu quả vượt bậc khi triển khai kinh doanh đa kênh.
Các nhà bán lẻ cần tận dụng các nền tảng công nghệ về Omnichannel để linh hoạt trong phục vụ khách hàng, tiếp cận các kịch bản kinh doanh đa kênh mới và tăng tốc hoạt động. Từ đó, họ có thể nâng tầm trải nghiệm mua sắm của khách hàng và xóa nhòa ranh giới giữa bán hàng trên online và bán tại cửa hàng cũng như tăng trưởng doanh số vượt bậc.
Xem thêm và đăng ký dùng thử nền tảng công nghệ hỗ trợ kinh doanh đa kênh Omnichannel tại Haravan ngay.
Nguồn: Bán hàng đa kênh Omnichannel – Hiểu thế nào cho đúng?