6 Lý Do Social Media Không Mang Lại Hiệu Quả Cho Các Công Ty Nhỏ

79
6 Lý Do Social Media Không Mang Lại Hiệu Quả Cho Các Công Ty Nhỏ

Mục lục

  • Tại sao truyền thông xã hội không hiệu quả (Và cách khắc phục)
    • 1. Bạn là người thu thập những con số
    • 2. Không có hệ thống nào giúp bạn giữ liên lạc
    • 3. Không có một tuyên bố giá trị
    • 4. Thiếu sự độc đáo
    • 5. Thiếu tính nhất quán
    • 6. Theo đuổi một chiến lược toàn vẹn
  • Kết luận

Bạn đang gặp khó khăn trong việc sử dụng social media cho công việc kinh doanh của mình?

Liệu bạn có chắc mình đã khai thác hết sức mạnh của công cụ này?

Dù hầu hết các doanh nghiệp nhỏ tin rằng social media là công cụ marketing hiệu quả, rất ít trong số họ hiểu được cách để quản lý công cụ này một cách hiệu quả.

Và thay vì giúp phát triển công việc kinh doanh, điều này dẫn đến chiến lược không hiệu quả, gây lãng phí nguồn lực trong khi kết quả thu được rất hạn chế.

Vậy, đâu là sai lầm của bạn khi sử dụng social media?

Dưới đây là sáu nguyên nhân lý giải tại sao truyền thông xã hội không hiệu quả đối với doanh nghiệp nhỏ và giải pháp giúp bạn tạo ra những sự kết nối thực sự có ý nghĩa và thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng.

Tại sao truyền thông xã hội không hiệu quả (Và cách khắc phục)

1. Bạn là người thu thập những con số

Rất nhiều công ty tin rằng social media chỉ là một trò chơi với những con số, sự thật hoàn toàn trái ngược lại.

Trong khi việc theo dõi số lượng fan và người theo dõi dường như khá hợp logic- con số này càng lớn, chứng tỏ bạn đang thành công trong việc sử dụng truyền thông xã hội- điều này hoàn toàn không chính xác với giá trị cốt lõi trong social media.

Nếu bạn muốn tạo ra những sự kết nối có ý nghĩa, hãy tham gia những cuộc trò chuyện và đừng quan tâm đến những con số.

Nếu bạn đang mong muốn kết nối với bạn bè, những người có tầm ảnh hưởng hoặc với người tiêu dùng, tôi biết có một cách nhanh nhất để thiết lập quan hệ tốt, đó là thông qua việc xây dựng các mối quan hệ.

Và hãy đoán xem, không có gì là “thần kỳ” ở đây cả. Bạn không cần bất cứ công cụ đặc biệt hay bất cứ kĩ năng nào. Tất cả những gì bạn cần là luôn sẵn lòng làm quen với mọi người.

Tôi muốn đưa ra cho bạn một thách thức – mỗi ngày hãy tìm 5 người mà bạn có thể tiếp cận được.

Dưới đây là một vài cách để làm được điều đó:

  • Hỏi một câu hỏi nào đó
  • Chia sẻ một câu chuyện
  • Nói về một sở thích chung
  • Quan sát xem bạn có thể giúp gì cho họ
  • Tỏ ra thân thiện và khuyến khích họ

Điều quan trọng nhất đó là không chỉ tìm hiểu về những người bạn đang muốn tiếp cân, mà còn là cái nhìn sâu sắc vào những điều khiến họ chú ý đến. Mục đích của bạn là trở thành người xây dựng các mối quan hệ, chứ không đơn thuần là một người thu thập những con số.

Giống như Dale Carnegie đã từng nói

“Bằng việc quan tâm đến những người khác, bạn có thể kết bạn với nhiều người hơn chỉ trong vòng hai tháng, so với những gì bạn có thể làm trong 2 năm bằng việc cố gắng khiến mọi người quan tâm để ý đến bạn.”

2. Không có hệ thống nào giúp bạn giữ liên lạc

Nếu tôi hỏi bạn rằng, bạn đang quản lý các công cụ social media như thế nào, liệu bạn có đưa ra được câu trả lời không? Và nếu có, bạn có thể cho tôi biết làm sao để nhanh chóng phản hồi trong thời gian thực tế?

Với 70% các hộ gia đình ở Mỹ đang sử dụng Internet để mua các sản phẩm và dịch vụ, liệu doanh nghiệp của bạn có thể vắng mặt trên social media được không? Câu trả lời rõ ràng là không.

Không có một hệ thống nào giúp duy trì liên lạc thông qua các kênh xã hội của bạn có thể (hoặc hầu như là có thể sẽ) gây ảnh hưởng xấu đến những mối quan hệ mà bạn đang nỗ lực xây dựng.

Nghe có vẻ phức tạp phải không? Không hẳn như vậy đâu.

Sử dụng công cụ như Sprout Social và hộp thư thông minh của họ để theo dõi những gì được nói đến và xung quanh công việc kinh doanh của bạn. Một phản hồi nhanh chóng sẽ không thể hiệu quả khi bạn đang cần thiết lập những mối quan hệ thân thiết.

6 Lý Do Social Media Không Mang Lại Hiệu Quả Cho Các Công Ty Nhỏ

3. Không có một tuyên bố giá trị

Những kết nối trên social media muốn tìm hiểu thêm về bạn. Họ muốn biết những gì bạn cung cấp. Họ muốn biết về tuyên bố giá trị của bạn.

Vậy thế nào là một tuyên bố giá trị? Theo Wikipedia,

“Một tuyên bố giá trị là lời hứa về giá trị sẽ được đem lại và đáp ứng cho khách hàng, là niêm tin từ phía khách hàng về những giá trị hay trải nghiệm mà họ nhận được.”

Nếu như không hiểu rõ điều này, liệu bạn có thể nói cho tôi biết bạn làm gì và như thế nào để giúp mọi người? Và nếu như vậy, câu trả lời của bạn liệu có đủ ngắn, rõ rang và súc tích không?

Những gì bạn nên làm, không phải chỉ là làm rõ những giá trị bạn mang lại, mà những giá trị đó phải thực sự có ý nghĩa đối với họ.

Một cách nhanh chóng để xác định một giá trị thuyết phục.

Quan sát công việc kinh doanh của bạn dưới góc độ người tiêu dùng và trả lời một số câu hỏi sau:

  • Những điều nào bạn đem đến cho khách hàng có thể khiến cuộc sống của họ trở nên tốt đẹp hơn?
  • Sản phẩm/Dịch vụ bạn cung cấp giúp cải thiện tình trang hiện tại của họ như thế nào?
  • Vấn đề cốt lõi bạn đang giải quyết là gì?
  • Liệu sản phẩm của bạn đã đủ độc đáo và hấp dẫn chưa?

Tôi đảm bảo rằng, nếu bạn có thể truyền đạt giá trị của bạn một cách rõ ràng, bạn sẽ khuyến khích được những cam kết và cuối cùng tăng trưởng được doanh thu.

4. Thiếu sự độc đáo

Lần cuối bạn nhìn vào những tài khoản mạng xã hội của mình là khi nào? Nếu câu trả lời là chưa bao giờ, đã đến lúc bạn nên xem xét lại rồi đấy.

Phân tích thông tin cá nhân, tweets và những bài post của bạn. Bạn sẽ xem nội dung này như thế nào nếu là một khách hàng tiềm năng? Sứ mệnh, tầm nhìn và những giá trị của doanh nghiệp đã rõ ràng chưa? Bạn có tận dụng được cơ hội để tạo ra tính khác biết hay liệu bạn có phải là một bản sao cookie-cutter của đối thủ cạnh tranh?

Dù có lo ngại về việc thể hiện lập mình, đừng chần chừ để rồi bỏ lỡ cơ hội. Con người muốn kết nối với con người, thay vì kvới các doanh nghiệp. Để tạo ra những mối liên kết tốt hơn, bạn cần “nhân hóa” công việc kinh doanh của mình.

Để làm điều này, hãy mang đến những nét đặc trưng riêng cho hệ thống online của doanh nghiệp bạn. Biến tất cả những lợi thế offline đặc trưng cho doanh nghiệp bạn thành những nét đặc trưng online sống động.

Như Guy Kawasaki nói:

“Mục tiêu là cung cấp những thông tin truyền cảm hứng để khuyến khích mọi người hành động thực sự.”

Để hiểu rõ hơn những điều khiến bạn trở nên khác biệt và khuyến khích những người xem hành động, trả lời một vài câu hỏi.

CHÌA KHÓA TẠO NÊN SỰ KHÁC BIỆT.

  • Đam mê của bạn là gì và bạn có thể nói cả ngày về điều gì?
  • Chuyên môn của bạn?
  • Kĩ năng hay khả năng đặc biệt mà bạn có?
  • Điều gì khiến bạn vượt trội?
  • Điều gì khiến bạn nổi bật so với đối thủ?
  • Điểm yếu, nhu cầu hay những mối quan tâm bạn có thể giải quyết cho những khách hàng tiềm năng?

5. Thiếu tính nhất quán

Bạn muốn tạo những mối liên kết bền vững? Hãy dừng việc đăng tải bài viết một cách rời rạc.

Tập trung hiện diện ở những thời điểm và những nơi mà khách hàng của bạn đang online. Sự cam kết đó gây dựng lòng tin cho khách hàng. Nó cũng đồng thời tạo ra một sự hiện diện trực tuyến chuyên nghiệp và đáng tin cậy

Việc các doanh nghiệp nhỏ cần dựa vào khách hàng thường xuyên và được giới thiệu là một thực tế rõ ràng. Thực tế là, theo Constant Contract,

82% các chủ doanh nghiệp nhỏ nói nguồn lực chủ yếu của một doanh nghiệp mới lập là những người được giới thiệu.

Căn cứ vào đó, liệu việc gắn bó với một chiến lược social media nhất quán giúp tăng nhận thức về kinh doanh và tăng sự nhận biết của khách hàng có thực sự có ý nghĩa không?

Hãy đưa ra kế hoạch giúp việc post bài, comment và tạo liên kết nhanh chóng và dễ dàng.

Dưới đây là cách để bắt đầu:

10 Steps to a Solid Social Media Strategy from Rebekah Radice

6. Theo đuổi một chiến lược toàn vẹn

Trước khi bắt đầu triển khai việc kinh doanh sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội, bạn cần làm 2 việc sau. Đầu tiên, xác định nơi khách hàng mục tiêu của bạn thường dành thời gian giải trí và thứ hai, xác định những nội dung họ tìm kiến trên mỗi mạng xã hội ấy?

Bởi vì tất cả các nền tảng social media đều có văn hóa riêng của họ, doanh nghiệp nhỏ của bạn cần phải tối ưu hóa những nội dung và cuộc trò truyện cho từng mạng xã hội.

Ví dụ, nếu bạn kinh doanh bánh mỳ, người follow facebook bạn có thể chỉ chú trọng vào những khuyến mại đặc biệt họ tìm được trên page của bạn. Mặt khác, followers trên các tài khỏan instagram và pinterest muốn thấy những hình ảnh về món ăn ngon đi kèm với công thức nấu và góc nhìn vào căn bếp của bạn.

Để xác định được cách mà bạn chia sẻ thông qua mạng xã hội, hãy nhìn vào những câu hỏi sau: who, what, when, where, why và how.

Bạn có thể làm như thế nào? Dưới đây là cách để xác định rõ:

  • Who: Bạn đang giải quyết vấn đề cho ai trên mỗi trang mạng xã hội và ai sẽ quan tân đến nội dung bạn cung cấp.
  • What: Nội dung tốt nhất của bạn giúp giải quyết nhưng vấn đề đặc trưng là gì?
  • When: Khi nào fans và followers dành thời gian của họ sử dụng các kênh mạng xã hội của bạn?
  • Where: Những nội dung bạn chia sẽ có nguồn gốc từ đâu? Liệu nó đã tồn tại từ trước đó chưa hay bạn cần tạo ra?
  • How: Sản phẩm/Dịch vụ của bạn mang lại lợi ích như thế nào và bạn sẽ truyền tải như thế nào những lợi ích đó qua từng mạng xã hội cụ thể

Kết luận

Nếu bạn muốn xây dựng một công ty uy tín thông qua sức mạnh của social media, những gì bạn phải làm là cam kết giữ vị trí số 1 trong tâm trí người tiêu dùng của bạn.

Vệc thiết lập một sự hiện diện truyền thông xã hội vững vàng sẽ không thể có trong một sớm một chiều, cũng như không phải lúc nào cũng đem đến một kết quả thống nhất. Nó đòi hỏi nhiều thời gian, kinh nghiệm thực tế cũng như một sự nhất quán.

Trong khi không có một giải pháp toàn vẹn với truyền thông xã hội, có nhiều chiến lược đã được kiểm chứng có thể giúp bạn phát huy hiệu quả của phương pháp này.

Khách hàng tiềm năng đang chủ động tìm kiếm những gì mà doanh nghiệp bạn có thể mang lại. Nếu bạn không tận dụng truyền thông xã hội để đưa sản phẩm dịch vụ đến tay người tiêu dùng, đối thủ của bạn sẽ là người làm thay bạn.

Làm thế nào để phát huy được sức mạnh của truyền thông xã hội trong doanh nghiệp nhỏ của bạn?

Nguồn: rebekahradice

Dịch bởi: hiSella