6 bước lập kế hoạch Marketing chi tiết cho Startup

102
6 bước lập kế hoạch Marketing chi tiết cho Startup

Là một công ty khởi nghiệp, 90% thành công của bạn sẽ nằm ở khâu Marketing. Điều đó áp dụng ngay cả khi bạn không thực hiện các chiến dịch truyền thông quy mô lớn. Số khách hàng bạn có thể thu hút, số tiền bạn có thể định giá cho sản phẩm của mình và quy mô vốn có thể huy động được đều là kết quả của hoạt động Marketing.

1. Xác định mục tiêu

Để lập một kế hoạch Marketing hiệu quả, bạn cần biết kế hoạch đó sẽ giúp ích gì cho bạn. Mục tiêu cuối cùng về người dùng, mức độ phù hợp và lợi nhuận là gì? Biết được điều này sẽ giúp tạo ra phần khung cho mọi phần khác trong kế hoạch lớn của bạn và đảm bảo những phần nhỏ này sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu đã đề ra.

Target Goal , Transparent Cartoon, Free Cliparts & Silhouettes - NetClipart

Xác định được những mục tiêu lớn này cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tính toán từng đường đi nước bước. Cần tiếp thị bao nhiêu để đạt được mục tiêu lớn nhất của bạn? Có thể bạn không có đủ ngân sách để đạt được điều đó vào ngày đầu tiên. Vì vậy, hãy chia nó thành các mốc quan trọng và xác định hoạt động Marketing cần thiết để đưa bạn đến từng điểm mốc trên hành trình.

2. Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu và dữ liệu là nền tảng cơ bản cho mọi kế hoạch Marketing. Hãy theo dõi và phân tích mọi dữ liệu và sự kiện cần thiết như tình hình thị trường, cơ hội cạnh tranh, khách hàng tiềm năng,… Bạn sẽ rất cần các số liệu thống kê chính từ nghiên cứu này khi huy động vốn.

Trong số những dữ liệu cơ bản nhất, bạn sẽ thấy được quy mô thị trường tiềm năng, từ đó suy ra quy mô thị trường có thể tiếp cận được (TAM – Total addressable market) của startup của bạn. Thêm nữa, dù bạn là một doanh nghiệp B2C hay B2B, thiết kế chân dung khách hàng tiềm năng là một phần rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động Marketing.

Market research là gì? Giải thích khái niệm nghiên cứu thị trường

Biết chính xác ai là khách hàng tốt nhất của bạn sẽ cho phép bạn xác định và củng cố hoạt động Marketing của mình tốt hơn. Bạn sẽ lãng phí ít hơn rất nhiều và chuyển đổi nhiều hơn bằng cách sử dụng các chiến dịch được nhắm mục tiêu và thông điệp phù hợp.

Bạn càng biết nhiều về khách hàng của mình càng tốt. Họ làm công việc gì? Điều gì khiến họ thức muộn mỗi đêm? Điều gì khiến họ hào hứng khi thức dậy vào buổi sáng? Họ kiếm được bao nhiêu? Họ mua sắm ở đâu? Màu yêu thích của họ là gì? Họ thường online lúc mấy giờ? Họ đi chơi ở đâu? Sau đó, hãy đảm bảo rằng bạn đã thực hiện phân tích cạnh tranh một cách kỹ lưỡng. Đối thủ cạnh tranh của bạn là ai? Họ tính phí bao nhiêu? Dịch vụ khách hàng của họ như thế nào? Họ đang làm gì tốt? Có chỗ nào họ làm không tốt mà bạn có thể cải thiện?

Điều này nghe có vẻ cơ bản, nhưng thật đáng quan ngại khi nhiều startup tham vọng cố gắng khởi động các dự án kinh doanh mà không thực sự biết liệu họ có đang đi vào vết xe đổ của những người trước hay không. Trang bị đầy đủ tất cả những kiến ​​thức này, bạn sẽ có thể tạo ra một thương hiệu có giá trị cũng như USP cạnh tranh cao.

3. Xác định các kênh tiếp thị

Sau khi xác định được những khách hàng tiềm năng nhất và xây dựng thương hiệu phù hợp, các startup có thể lựa chọn ra các kênh quảng cáo và tiếp thị phù hợp nhất với doanh nghiệp của họ.

Marketing Channels

Vấn đề này không có câu trả lời nào là đúng tuyệt đối. Có thể một phương án khả thi ở doanh nghiệp này có thể lại không phù hợp với doanh nghiệp kia. Startup cần lựa chọn giữa phương tiện truyền thông xã hội, truyền hình, quảng cáo hiển thị ngoài trời, quảng cáo in, email,.. hay cửa hàng bán lẻ, ứng dụng, nền tảng liên kết, sự kiện trực tiếp,… để đưa vào kế hoạch Marketing của mình điều phù hợp nhất.

Chỉ cần đảm bảo rằng bạn có một kế hoạch Marketing Mix toàn diện, đừng ngần ngại thử nghiệm; đồng thời, hãy cho các kênh này thời gian để phát huy hiệu quả trên quy mô lớn.

4. Lập ngân sách Marketing

Rõ ràng rằng, tất cả những điều trên đòi hỏi phải có ngân sách. Ngay cả khi bạn không thực hiện quảng cáo PPC của Google, Facebook hoặc các chiến dịch lớn khác, hoạt động Marketing vẫn yêu cầu ngân sách.

Ngân sách (Budget) là gì? Các loại ngân sách

Bạn không được phép ngừng hoạt động Marketing. Khi bạn ngừng Marketing, điều đó đồng nghĩa với ngừng kinh doanh. Nếu Apple và Nike vẫn đang làm điều đó với hàng tỷ USD giá trị thương hiệu và vị thế trên thị trường, thì bạn nên tin vào điều đó.

5. Phát triển đội ngũ

Ai sẽ lên kế hoạch Marketing, keep track các khách hàng tiềm năng và follow up cho đến khâu cuối cùng? Chắc chắn rằng, bạn không thể làm tất cả những việc này một mình.

Bạn có thể là một thiên tài bán hàng, thế nhưng, cho dù bạn có giỏi đến đâu thì cũng có rất nhiều kênh và yếu tố cần phải nắm vững trong lĩnh vực kinh doanh này. Thật khó để trở thành một bậc thầy thực sự về tất cả các phương thức Marketing, đồng thời điều hành doanh nghiệp và gây quỹ tốt. Thời gian của bạn có thể được sử dụng tốt nhất cho các nhiệm vụ cấp cao hơn.

5 Ways to Build an Effective Team | by Sampurna Majumder | Medium

Biết bạn cần ai và đảm bảo rằng họ có thể đáp ứng được các yêu cầu của bạn theo đúng kế hoạch. Đừng để mọi thứ dồn lại vào phút cuối cùng. Nếu không, bạn sẽ phải trả giá đắt mà vẫn không đạt được hiệu quả mong muốn.

Kết luận

Tóm lại, Marketing là hòn đá tảng cho hoạt động kinh doanh của mọi startup. Trước khi bước vào trận chiến thương trường khốc liệt, startup nên chuẩn bị cho mình một bộ giáp vững chắc – một kế hoạch Marketing rõ ràng và chi tiết.

Nguồn: Alejandro Cremades – Forbes


Nguồn: 6 bước lập kế hoạch Marketing chi tiết cho Startup