Trấn an tâm lý nhân viên khi thay đổi từ mô hình kinh doanh truyền thống sang omnichannel

87
Trấn an tâm lý nhân viên khi thay đổi từ mô hình kinh doanh truyền thống sang omnichannel

Kinh doanh đa kênh – Bán hàng đa kênh hay còn gọi là Omnichannel, là giải pháp bán hàng và quản lý đồng bộ đa kênh tốt nhất hiện nay, đã được nhiều doanh nghiệp tìm hiểu và thay đổi từ mô hình kinh doanh hiện tại sang omnichannel để kinh doanh hiệu quả hơn. Nhưng những thay đổi xảy ra có thể có ảnh hưởng không ít đến nhân viên, làm sao để nhân viên hiểu và đồng hành cùng chủ doanh nghiệp, chủ shop để kinh doanh tốt hơn?

Cũng giống với căn bệnh sợ sếp hay bệnh sợ sai, sợ thay đổi là một trong những căn bệnh phổ biến nhất. Tuy không phải thuộc hàng “vô phương cứu chữa” nhưng có thể khẳng định rằng bệnh sợ thay đổi xảy ra với hầu hết mọi người và khiến chúng ta cảm thấy bất an, đôi khi còn khó chịu với sự biến đổi đột ngột trong thói quen hằng ngày.

Đôi khi tình trạng kinh doanh hiện tại tốt đấy nhưng điều đó không có nghĩa rằng thay đổi không thể đem lại lợi ích tốt hơn cho bạn. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng bạn càng không chịu thay đổi thì bạn càng đặt mình vào tình trạng thiếu an toàn. Nếu vẫn lặp đi lặp lại những hoạt động thường nhật hoặc thói quen, tư duy của ta sẽ trở nên trì trệ và thậm chí là rơi vào lối mòn. Tình trạng này càng kéo dài thì bạn càng khó chấp nhận những điều mới mẻ trong cuộc sống hoặc công việc của mình bởi tư tưởng của bạn đã bị thu hẹp và trở nên lỗi thời, và cách thức kinh doanh của bạn ngày càng đi ngược về lối mòn kinh doanh kiểu truyền thống.

Con người ai cũng sợ phải thay đổi

Ngay cả thế hệ Millennial năng động hiện nay cũng không thoát khỏi chứng bệnh này. Nguồn gốc gây ra căn bệnh này là nỗi bất an và hiệu ứng sợ mất mát (loss aversion) – ta luôn canh cánh nỗi sợ mất những gì đang có, cho dù những thứ đó có thể không đáp ứng được nhu cầu và kỳ vọng của mình nữa. Hầu hết mọi người đều biết mình nên làm gì, nhưng lại cảm giác rằng phí tổn hữu hình hoặc vô hình khi thay đổi là quá lớn.

Trong công việc, những thay đổi như được đề bạt thăng chức, thay đổi chức năng công việc, một nhân viên nghỉ việc, hay cắt giảm chi phí dùng trong quảng cáo, v.v… đều dấy lên một “hồi chuông báo động” cho toàn thể nhân viên.

Không phải ai cũng chấp nhận việc được thăng tiến là một dấu hiệu đáng mừng. Một bộ phận không nhỏ nhân viên cảm thấy thiếu tự tin khi được đặt vào một vị trí mới và họ cho rằng mình vẫn chưa thực sự phù hợp và đủ khả năng để giải quyết những dự án cao cấp. Do đó, họ sẽ tìm mọi cách để từ chối, thậm chứ khó chịu ra mặt và giận dữ chống đối sự thay đổi này.

Nắm bắt cơ hội được thay đổi

Khi nhiều nhân viên không đồng tình và tỏ ra chống đối những thay đổi, nó gây ra hậu quả là sự thiếu gắn kết của nhân viên. Họ chỉ làm đủ chứ không nỗ lực thêm còn tổ chức thì không thể tuyển thêm người mới phù hợp hơn vì không còn chỗ trống.

Những câu hỏi như “Nếu không thay đổi thì có sao không?” và “Lấy gì đảm bảo thay đổi này đúng hướng?” là một trong những dấu hiệu cho thấy người đặt câu hỏi không an tâm và có xu hướng muốn duy trì hiện tại. Thật ra, con người chúng ta ai cũng có suy nghĩ không muốn thay đổi. Do đó, hãy dành thời gian giải thích cặn kẽ mục đích của những thay đổi đang hoặc sắp diễn ra trong tổ chức. Hãy hình dung hình ảnh tổ chức lý tưởng sau thay đổi, truyền đạt tầm nhìn đó một cách rõ ràng, cụ thể và đưa ra bước hành động thiết thực.

Ngoài ra, dưới cương vị là một quản lý, hãy là người tiên phong trong việc chấp nhận thử thách và là người thay đổi đầu tiên. Bạn nên cảm thông vì không phải ai cũng xem thay đổi là cơ hội và kiên nhẫn với quá trình chuyển giao bởi thay đổi nào càng diễn ra nhanh càng dễ thất bại.

Tìm hiểu thêm về Bán hàng đa kênh và Omnichannel ngay hôm nay!

Xem thêm:

  • Vì sao mô hình O2O quan trọng đối với các chiến lược Marketing
  • Chạy theo xu hướng bán lẻ đa kênh, nên hay không?


Nguồn: Trấn an tâm lý nhân viên khi thay đổi từ mô hình kinh doanh truyền thống sang omnichannel