Frequency – Tần suất lặp quảng cáo, là số lần phân phối trung bình một quảng cáo cho mỗi người dùng. Đơn giản hơn, đó là số lần quảng cáo của bạn được hiển thị cho mỗi đối tượng. Tần suất lặp càng cao thì số lần hiển thị càng nhiều.
Tuy nhiên, nhiều người đang bán hàng trên Facebook vẫn chưa có những hiểu biết đúng đắn về vấn đề này. Bài viết sau đây sẽ là những ngộ nhận về Frequency mà mọi người hay gặp phải khi chạy quảng cáo Facebook.
Tạo nhiều quảng cáo trên cùng một dải tuổi sẽ khiến quảng cáo bị lặp lại nhiều lần
Đây là ngộ nhận phổ biến nhất và được đa số chúng ta tán đồng vì nghe nó có vẻ rất logic. “Chạy nhiều quảng cáo với range tuổi trùng nhau thì quảng cáo phải hiện ra vào cùng người chứ! Trùng là cái chắc!”. Nhưng rất tiếc là không phải như vậy. Facebook không phải là một cỗ máy tuân theo những quy tắc thông thường mà nó vô cùng linh hoạt. Vì thế, chúng ta nên tin vào thực tế hơn là những lý thuyết có vẻ hợp lý kia.
Nếu bạn chưa tin thì hãy xem hình dưới đây.
100 chiến dịch quảng cáo hoàn toàn là bản sao của nhau, trùng nhau 100% demographics, cùng độ tuổi, cùng sở thích, hành vi, thời gian chạy, vị trí hiển thị… Kết quả là toàn bộ chiến dịch chỉ có tần suất lặp 1,02 tức là mỗi người dùng chỉ được hiển thị quảng cáo 1,02 lần.
Lý giải cho điều này khá phức tạp và mang tính kỹ thuật nhưng tóm gọn lại thì dải audience sẽ được chia thành nhiều khúc khác nhau và mỗi adset sẽ được đặt vào một phân khúc khác nhau, tùy thuộc vào nhiều yếu tố.
Vậy frequency của chúng ta sẽ cao khi nào?
Thứ nhất: Tập đối tượng của bạn quá nhỏ so với ngân sách.
Thứ hai: Bạn tối ưu quảng cáo theo CPM – số lượt hiển thị, lúc đó quảng cáo sẽ được phân phối theo số lần hiển thị chứ không phải theo số người tiếp cận.
Thứ ba: Thời gian chạy chiến dịch quá dài khiến cho người dùng phải xem đi xem lại quảng cáo.
Làm thế nào để giảm frequency xuống tối thiểu?
Thứ nhất: Tối ưu quảng cáo theo DUR (Daily Unique Reach) tức là mỗi quảng cáo chỉ hiển thị tới một người một ngày.
Thứ hai: Bạn vẫn bid oCPM auto (đặt giá thầu tự động), overlapse audience thoải mái nhưng tách ra mỗi chiến dịch một nhóm sở thích riêng, có thể dùng narrow và exclude audience để tạo ra sự riêng biệt rõ ràng.
Thứ ba: Tách range tuổi, tức là chạy từng dải tuổi khác nhau (ví du: 20-20; 21-21; 22-22… cho đến tối đa) và mỗi dải tuổi lại chia thành các nhóm với sở thích, hành vi khác nhau.
Tóm lại, bạn có thể chạy nhiều quảng cáo cùng dải tuổi, kết hợp, tùy chỉnh thoải mái mà không lo bị lặp quá nhiều.
Nhiều tài khoản quảng cáo chạy cùng một nội dung vào cùng một dải đối tượng sẽ bị lặp nhiều
Đây lại là một ngộ nhận nghe vô cùng hợp lý nữa mà rất nhiều người vẫn đang tin vào nó. Để kiểm chứng tính đúng đắn của nó, chúng ta cùng lấy 1 ví dụ như thế này.
Giả sử bạn dùng 1 tài khoản và chạy nhiều quảng cáo, đối tượng tiềm năng của bạn là 30 nghìn người với một mức ngân sách nào đó.
Bây giờ bạn hãy nhân ngân sách của bạn lên 10 lần, liệu quảng cáo của bạn có thể tiếp cận với 300 nghìn người không?
Và tiếp theo, nếu tăng ngân sách lên 100 lần, thậm chí 1000 lần thì liệu tập đối tượng khách hàng của bạn có được mở rộng ra 30 triệu người – bằng toàn bộ số người dùng Facebook tại Việt Nam (bao gồm cả clone) không?
Có lẽ câu trả lời đã rõ.
Điều ngày có ý nghĩa như thế nào?
Facebook không bao giờ cho phép một chiến dịch quảng cáo của 1 tài khoản tiếp cận được toàn bộ tập khách hàng tiềm năng. Nếu bạn chỉ có 1 tài khoản quảng cáo và bạn có đủ kinh phí thì bạn sẽ chỉ là 1 khách hàng tuyệt vời của Facbook thôi bởi tiền quảng cáo của bạn đổ ra sẽ chỉ lặp đi lặp lại quảng cáo với với một tập khách hàng ban đầu mà Facebook đã chỉ định dành-riêng-cho-bạn.
Giải pháp là gì?
Hãy tách các chiến dịch quảng cáo ra nhiều tài khoản để chạy ads. Thay vì chạy 1 tài khoản với 25 triệu/ngày, bạn nên tách ra 5 campaign ở 5 tài khoản khác nhau với chi phí 5 triệu/ngày. Chi phí không thay đổi nhưng nếu chạy trên 1 tài khoản thì 25 triệu của bạn chỉ tiếp cận được với 1 tập khách hàng nhất định, nhưng nếu chia ra 5 tài khoản thì bạn sẽ tiếp cận được gấp 5 lần như vậy. Với cách làm này, bạn đã mở ra cho mình thêm nhiều cơ hội tiếp cận với những tập khách hàng tiềm năng mới.
Đối với Facebook Ads, không bao giờ có một công thức nhất định. Nếu bạn muốn làm chủ được nó, hãy thử và thử thật nhiều, từ đó bạn mới rút ra được những kinh nghiệm cho chính bản thân mình. Chúc các bạn chạy quảng cáo Facebook hiệu quả và kinh doanh thành công.
noi dung mo ta o day Xem thêm >>
Nguồn: Tần suất lặp trong chiến dịch quảng cáo Facebook và những ngộ nhận tai hại