Tầm quan trọng của tối ưu hóa chuyển đổi

69
Tầm quan trọng của tối ưu hóa chuyển đổi

Hầu như các doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân đều dễ dàng sở hữu cho mình 1 website trong thời đại internet. Bài này sẽ đi sâu vào phân tích về tỷ lệ chuyển đổi để tăng doanh thu và lợi nhuận có được từ website.

Bắt đầu hiểu về quy trình tạo ra traffic cho website nhé!

1. Quy trình tạo doanh thu với website

– Cách thứ nhất là tối ưu nguồn truy cập đầu vào (về cả số lượng và chất lượng): tăng cường thêm ngân sách kết hợp với việc tối ưu các kênh như SEO, social media, advertising hay blog để tăng lượng truy cập đầu vào.

Ví dụ:Thay vì duy trì số lượng truy cập 1.000 phiên truy cập/ngày, chúng ta chi thêmtiền, tối ưucho quảng cáo, truyền thông để nâng con số này lên 10.000 phiên truy cập/ngàyvà nhắm đếnđúng đối tượng khách hàng mục tiêu hơn thì kết quả đầu ra sẽ tăng lên theomột tỷ lệ nhất định (tất nhiên với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi).

– Cách thứ hai là tối ưu tỷ lệ chuyển đổi đầu ra: cải thiện các yếu tố trên website để từ số lượng truy cập ban đầu không đổi, có thể tăng lượng khách hàng cuối cùng.

Vẫn ví dụ trên: nếu như trước đấy với 1.000 phiên truy cập/ngày chúng ta có được 10khách mua hàng (1%) thì với cách này chúng ta tiến hành tối ưu bản thân website để manglại trải nghiệm tốt hơn cho người truy cập, kích thích hành động và đạt được 20 khách muahàng (2%).

– Tất nhiên, bao giờ cũng còn một lựa chọn nữa luôn được khuyến khích đó là kết hợp cả hai cách để tối đa hóa doanh thu và lợi nhuận.

Phương pháp tối ưu nguồn truy cập đầu vào đòi hỏi cần một nguồn lực lớn bao gồm cả về ngân sách và những nỗ lực tối ưu. Cách này hoàn toàn không phù hợp trong bối cảnh nguồn lực không cho phép, thị trường bị giới hạn hoặc cạnh tranh quá cao.

Trong khi đó,phương án tối ưu tỷ lệ chuyển đổi đầu ra luôn luôn được khuyến khích ở bất cứ quy mô, nguồn lực nào. Ngay cả khi bạn sẵn sàng chi thêm hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng cho các chiến dịch thu hút lượng truy cập thì bài toán này cũng không thể nào bỏ qua. Và đó là lúc mà chúng ta cần tìm hiểu về CRO.

2. Vậy CRO là gì?

Theo định nghĩa từ Wikipedia“CRO (Conversion Rate Optimization) là một hệ thống,phương pháp giúp tăng tỷ lệ khách truy cập website chuyển đổi thành khách hàng hoặc thực hiện các hành động nhất định mà doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sở hữu website mong muốn”.

Với CRO, chúng ta luôn theo sát những bước chân của khách hàng kể từ lúc họ truy cập lần đầu tiên cho đến khi đi đến hành vi chuyển đổi cuối cùng để từ đó xác định ra những cách để cải thiện website, nâng cao tỷ lệ chuyển đổi. Cùng với sự phân tích, đưa ra các giả thuyết, thử nghiệm, đánh giá một phiên bản mới của website, một landing page có thể được tạo ra.

Trong suy nghĩ của nhiều người, quy trình CRO có thể khiến một website lột xác, thay đổi hoàn toàn để đạt được mục đích mong muốn. Nhưng trên thực tế thì đôi khi hiệu quả lại đến từ những thay đổi rất nhỏ. Chỉ cần thay đổi màu sắc của nút bấm “MUA HÀNG” từ màu xanh sang màu đỏ có thể khiến cho tỷ lệ hoàn tất đơn hàng tăng lên gấp đôi? Hay như một vài ví dụ khác, sự kết hợp một hoặc vài thay đổi nhỏ trong câu chữ màu sắc, thiết kế, bố cục cũng mang lại những tín hiệu tích cực đến mức bất ngờ cho chính người thực hiện chúng.

Với một vài ví dụ kể trên, CRO không hẳn là một bức tranh toàn màu hồng hay như một chiếc đũa thần với khả năng kỳ diệu. Bao giờ cũng vậy, CRO là một quy trình nghiêm ngặt nhiều bước và tốn nhiều công sức, chất xám và đôi khi là cả tiền bạc nhưng những gì mà nó có thể mang lại là hoàn toàn xứng đáng.

3. Tại sao CRO lại quan trọng?

CRO giúp tối đa hóa lợi nhuận

Cùng với một ngân sách đầu tư, một lượng truy cập nhất định, chúng ta có thể tạo ra nhiều người đăng ký, nhiều đơn hàng hơn, thay vì phải đổ thêm tiền và nguồn lực khác cho các kênh truyền thông, quảng cáo. Và thậm chí ngay cả khi quyết định đầu tư nguồn lực để tăng cường số lượng và chất lượng nguồn truy cập thì CRO cũng sẽ giúp bạn nhận được nhiều hơn từ sự đầu tư đó.

Hãy cùng thư giãn với một ví dụ nhỏ sau đây:

Giả sử có một website bán hàng thời trang với lượng truy cập trung bình 10.000lượt/tháng. Trước khi có bất cứ hành động tối ưu nào, cứ 100 lượt vào website thì có 2 lượtmua hàng (tỷ lệ chuyển đổi 2%), mang lại lợi nhuận trung bình mỗi lượt là 50.000 VNĐ.Tổng cộng một tháng chúng ta có 200 khách hàng với mức lợi nhuận tổng là 10.000.000VNĐ. Bằng những nỗ lực sử dụng CRO, tỷ lệ chuyển đổi tăng từ 2% lên 4%. Với tỷ lệ nàychúng ta có 400 khách hàng với lợi nhuận tương ứng 20.000.000 VNĐ.

Điều gì xảy ra ở đây? Rõ ràng là chúng ta không thay đổi bất cứ thứ gì về giá cả hay trong bộ máy vận hành của doanh nghiệp mà chỉ bằng những nỗ lực thay đổi, tối ưu trên website, doanh thu và lợi nhuận đạt được đã tăng lên gấp đôi. Trong khi cùng một lượng truy cập đầu vào, cùng một mức giá sản phẩm thì phễu bán hàng đã hoạt động tốt hơn hẳn.

CRO giúp cắt giảm chi phí trung bình để tạo ra một khách hàng (CPA)

Có một điều quan trọng nữa mà bạn cần nhớ: “Nếu có thể tăng tỷ lệ chuyển đổi lên gấp đôi đồng nghĩa với việc chi phí trung bình để thu hút được một khách hàng (cost per acquisition/ action) sẽ giảm đi một nửa”. Điều này không quá khó hiểu đúng không nào?

Xét ví dụ, giả sử cùng số tiền bỏ ra là 20.000.000 VNĐ, ban đầu chúng ta phải bỏ ra 100.000 VNĐ để có một khách hàng (200 khách hàng) nhưng bằng những nỗ lực tối ưu, mức chi phí này giảm xuống chỉ còn 50.000 VNĐ (400 khách hàng). Ở quy mô càng lớn, tác động của những sự thay đổi này càng được thể hiện rõ nét.

CRO tạo điều kiện để bạn tìm kiếm được nhiều khách hàng hơn

CRO giúp tối đa hóa lợi nhuận. Và với mức lợi nhuận cao hơn tức là bạn sẽ có nhiều tiền hơn để đầu tư cho những việc khác hay đơn giản nhất là đầu tư thêm để có nhiều khách hàng hơn nữa.

CRO mang đến những cái nhìn sâu sắc hơn về khách hàng.

Quy trình thực hiện CRO gắn liền chặt chẽ với việc theo dõi và thấu hiểu khách hàng, kể từ lúc họ truy cập lần đầu tiên cho đến khi họ hoàn tất những chuyển đổi cụ thể và không chỉ dừng ở đó. Quá trình này mang đến cái nhìn chi tiết, đầy đủ nhất, giúp không chỉ người quản trị website, người làm marketing mà cả doanh nghiệp có cái nhìn sâu sắc, chân thực hơn về khách hàng.

Các kênh truyền thông, quảng cáo đang ngày càng đắt đỏ

Các kênh truyền thông, quảng cáo trên digital đang ngày càng đắt đỏ hơn bao giờ hết. Theo một báo cáo từ Iprospect thì trong vòng khoảng một vài năm trở lại đây, giá CPC trung bình Google đã tăng lên đáng kể. Và Facebook, Instagram, Bing hay các mạng quảng cáo khác cũng không phải ngoại lệ.

Với hệ thống tài liệu hướng dẫn, các khóa học online cũng như offline mở ra đều đặn thì khả năng tiếp cận trở nên vô cùng dễ dàng. Quảng cáo Facebook, Google AdWords hay nhiều kênh khác thường hoạt động theo cơ chế RTB (real-time bidding hay còn gọi là đấu giá theo thời gian thực). Bản chất là đấu giá, vậy nên dễ hiểu khi số lượng nhà quảng cáo tham gia vào các sân chơi này tăng lên, giá trung bình sẽ được đẩy lên tương ứng. Theo thời gian, khả năng triển khai và tối ưu các kênh truyền thông, quảng cáo sẽ không còn là thế mạnh của một vài doanh nghiệp. Đó là lúc mà chúng ta cần dành nhiều thời gian hơn cho CRO.

Luôn luôn có chỗ cho việc tối ưu.

CRO là một quy trình không có điểm dừng. Hãy tưởng tượng website có bao nhiêu phần thì có bằng đó thứ chúng ta cần tối ưu. Từ tiêu đề, bố cục, giao diện, chức năng, nội dung, câu chữ, nút bấm cho đến các liên kết cụ thể tất cả đều có thể mang ra để phân tích, thử nghiệm và tối ưu. Và ngay cả khi mọi thứ trên đã được đào bới và xử lý, cũng đừng vội nghĩ đến chuyện nghỉ tay. Vì mọi thứ thay đổi từng ngày: từ thị trường, đối thủ, khách hàng và ngay cả bản thân doanh nghiệp cũng không ngừng thay đổi. Nhiệm vụ của một người làm CRO là phải luôn luôn tìm ra những giải pháp tối ưu cho website, cho doanh nghiệp.

CRO gần như là miễn phí

Khi bước chân vào công việc làm CRO thì sự nỗ lực, chất xám, thời gian và một khoản phí nho nhỏ là tất cả những gì cần chuẩn bị. Suy cho cùng thì thời gian, công sức, chất xám cũng có thể được quy ra chi phí, tiền bạc. Tuy nhiên con số đó gần như là không đáng kể so với việc chọn cách đầu tư cho những thứ khác, như quảng cáo chẳng hạn. Từ dẫn chứng kể trên, có thể nhận thấy rằng tầm quan trọng của CRO.

Các tác động tích cực của nó dường như đã vượt qua phạm vi của một website mà còn mang tới động lực to lớn thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của doanh nghiệp. Và ngay cả khi bạn có những chương trình liên quan dành cho đối tác, người tiếp thị liên kết trên website thì tác động đó còn được tăng lên gấp nhiều lần. Quan trọng là thế nhưng không phải CRO là một giải pháp hoàn hảo. Nhìn nhận khách quan trên phương diện hai mặt của vấn đề thì chúng cũng có những điểm bất lợi và chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu điều này trong các phần tiếp theo.

Nếu chưa có website, bạn có thể trải nghiệm website bán hàng đa kênh miễn phí từ Haravan!

Tổng hợp từ sách “Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi” –MediaZ


Nguồn: Tầm quan trọng của tối ưu hóa chuyển đổi