SEO 2018 meta description nên bao nhiêu kí tự là đủ ?

90

Tác giả : Dr. Peter J. Meyers​

Tóm tắt: Cuối tháng 11/2017, thấy có sự gia tăng về kích thước dòng chữ mô tả trong kết quả tìm kiếm. Qua hơn 10.000 từ khóa, chúng tôi nhận thấy những mô tả tăng độ dài lên rõ rệt, bên cạnh đó, còn xuất hiện những chuyện khá lạ mắt, ví dụ như kích thước dòng mô tả Video Snippets. Thống kê cho thấy rất nhiều kết quả hiện dòng tóm tắt vượt quá 300 kí tự và trong năm 2018 này, liệu nên có một chuẩn mới về yếu tố on-page này.

meta.

Trở lại năm 2015, tôi được báo cáo có những Snippet vượt quá 155 kí tự giới hạn, nhưng theo tài liệu của chúng tôi cho thấy thì đó là những trường hợp hiếm gặp. Đến cuối tháng 11 vừa rồi, công cụ của RankRanger báo cáo rằng có sự nhảy vọt trong chiều dài một snippet trung bình ( khoảng 230 kí tự). Một giai thoại khác, khi tìm thử từ khóa "non compete agreement", rất nhiều phần mô tả dài 386 kí tự.

non-compete.

Search Engine Land rất có thể đã có được một thông tin nào đó được xác nhận từ chính Google về sự thay đổi này, tuy nhiên chúng vẫn khá bí mật và không được công bố. Vậy lúc này có nên điều chỉnh lại hiểu biết của bạn về Meta Description –để phù hợp với năm mới 2018? Sau đây chúng tôi sẽ dùng dữ liệu thống kê kết quả tìm kiếm của 10.000 từ khóa để kiểm tra lại điều này….

Vấn đề từ những con số thống kê

Trong tổng số 10k từ khóa được lấy mẫu vào ngày 15/12/2017, cho ra 89 909 kết quả tìm kiếm ở trang 1, số kí tự trung bình của phần chữ nhỏ dưới dòng địa chỉ trang web là 215 kí tự, thấp hơn một ít so với báo cáo của RankRanger, nhưng vẫn đúng với xu hướng dự báo.

Con số này chắc chắn là thú vị, nhưng cũng có chút thiếu sót. Ví dụ có những mô tả rất ngắn bởi vì người làm web cố tình làm điều đó, như ở trang web của Vail.com sau đây:

meta-desc-2017-2-3863.

Và dưới đây là dòng tag:


meta-desc-2017-3-2108.

Chúng ta có quan tâm về việc nhiều kẻ viết những mô tả ngắn củn cỡn? Không hề! Mà điều chúng ta muốn biết là ở điểm nào, thì Google sẽ cắt bỏ bớt dòng chữ nhỏ đó. Vậy nên, hãy tập trung vào những kết quả đã bị lượt bớt dòng mô tả bởi Google, dấu hiệu nhận biết chính là dấu “…” ở cuối câu. Theo báo cáo, những kết quả này chiếm 33% ( 29 664 trên 89 909), vậy thì hãy xem tại sao 2/3 những mô tả còn lại không bị cắt xén.

Quan sát những kết quả đã bị lượt, kích thước trung bình thường rơi vào 292 kí tự, nhưng hãy xem thử tần xuất phân bố. Bảng dưới đây cho thấy tần suất theo kích thước dòng mô tả, với khoảng chia nhỏ là 25, ( 0-25, 25-50,.. vv)​

meta-desc-2017-4-4436.

Rõ ràng có sự gia tăng đột biến ở mức 325 kí tự, vậy tại sao vẫn có những kết quả mà phần mô tả bị cắt bớt chỉ còn 100 đến 200 kí tự, thậm chí nếu chi li hơn, vẫn có những mô tả chỉ còn dưới 100 kí tự, đào sâu hơn về điều kì lạ này, tôi tìm thấy 2 vấn đề…

#Vấn đề 1: dòng mô tả Video:

Kiểm tra thử một vài trong những kết quả bị cắt dưới 200 kí tự, chúng tôi nhận thấy một trong số chúng là video, có vẻ giới hạn kí tự của chúng khá thấp:

meta-desc-2017-5-36976.

Những kết quả kiểu này dường như không bao giờ dài hơn 2 dòng mô tả, một phần lí do là để dành không gian cho hình ảnh thu nhỏ của video. Theo thống kê, 88% những mô tả video đều bị cắt bỏ bớt bởi Google ( dấu hiệu nhận biết là kết thúc bởi dấu “…” ). Vậy nên nếu bạn là người chuyên SEO video Youtube lên top, thì hãy biết đặt mô tả sao cho thật xúc tích, cô động ở ngay những chữ đầu tiên.

#Vấn đề 2: Mô tả bị cắt nội dung ở vị trí bất kì.

Điều lạ lẫm thứ 2 đó là một số mô tả bị viết lại ( rất có thể do hệ thống CMS). Do đó mà dấu “…” ở đây dễ gây hiểm lầm. Để làm rõ điều này, mời các bạn xem ví dụ:

meta-desc-2017-6-9757.

Quan sát kết quả, dòng mô tả bị giới hạn ở 150 kí tự, đúng theo chuẩn cũ. Nhưng bạn hãy xem phần Meta description tương ứng của nó:

meta-desc-2017-7-4689.

Phần mô tả của website Goodreads này đã bị cấu trúc lại. Và hầu hết những trang khác trong website này đều bị cấu trúc lại, có thể là do tùy chỉnh CMS, hoặc chủ ý của đội ngũ làm SEO bên họ. Nhưng dù thế nào, thì điều này cũng không có lợi cho bài phân tích này.

Vậy nên, tôi sẽ tập hợp tất cả những thẻ meta description truyền thống để kiểm tra xem liệu có bị cấu trúc lại dữ liệu không.

Hãy lọc ra những mô tả của video và những mô tả bị “cắt tỉa” theo cách “riêng” của Gồ . Loại chúng đi, giờ đây chỉ còn khoảng 26 766 mô tả ( chiếm 30% CỦA 89 909). Và bảng tần số mới chúng ta có:

meta-desc-2017-8-4609.

Có thể thấy, loại bỏ được những kết quả ở biên dưới, nhưng tổng thể cũng không biến đổi nhiều. Ta vẫn còn thấy những snippets bị cắt giảm chỉ còn ít hơn 200 kí tự. Một số trong chúng bị “mần lại” theo kiểu mà người viết mô tả gốc cũng không thể hiểu Google đã làm kiểu gì, nhưng một số khác trông có vẻ được xử lí hợp lí hợp.

Bảng này cho ta thấy phần lớn kích thước đều được điều chỉnh trong khoảng 275 – 350 kí tự. Vậy còn những kết quả nhiều hơn 350 kí tự thì sao?

Google gắn thêm nội dung theo cách riêng của họ:

meta-desc-2017-9-13289.

Khi toàn bộ nội dung chữ nhỏ bên trên dài 375 kí tự, thì ông Gồ đã tự ý thêm dòng link ”Jump to Use Google……” và phần còn lại của web chỉ còn lại 315 kí tự. Có khi, Google còn thêm thông tin về ngày tháng, lượt đếm kết quả,… lên trước dòng mô tả. Những trường hợp này không có đủ dữ liệu để phân tích, nên tôi sẽ không đi đến kết luận.

Thẻ mô tả khá rắc rối?

Trước khi tôi công bố kết quả nghiên cứu về kích thước kí tự theo chuẩn mới, thì có một câu hỏi – như đã thấy, Google biên tập lại rất nhiều mô tả của chúng ta, vậy có nên trau chuốt quá nhiều cho nó? Theo thống kê, thì chỉ có 35.9% số mô tả được hiển thị đúng với ý người viết.

Theo thống kê, có vẻ Google xào nấu lại và thêm bớt câu chữ rất nhiều, nhưng chỉ có 15.4% trường hợp, họ lấy phần mô tả gốc và thêm một chút dữ liệu mà họ tự thu thập được. Những trường hợp này được giải thích đơn giản, là ông Gồ thêm một dãy văn bản vào phía cuối mô tả của chúng ta. Dí dỏm dễ hiểu, Google giống tín đồ của sự hoàn hảo theo ý của hắn. Còn lại, 51.3% trường hợp phần mô tả khá trùng khớp với thẻ meta description.

Đây là một ví dụ Google sửa chữa lại hoàn toàn mô tả, lí do có lẽ bởi vì thẻ meta description quá ngắn, hoặc không bao hàm được nội dung bên trong của trang web.

meta-desc-2017-10-9922.

Trên là kết quả hiển thị, còn đây là nội dung người làm SEO đã viết:

meta-desc-2017-11-2453.

Trong trường hợp này, do người làm SEO viết ngắn quá, không đúng “khẩu vị” của Gồ nên hắn ta phải tự thêm nó. Nhưng cũng để ý, dù Gồ tự tạo mô tả trong trường hợp này, họ vẫn để dấu “…” ở phần đuôi. Qua đó có thể hiểu rằng, khi thấy phần mô tả của bạn bị lượt bỏ, hoặc cắt bớt bằng dấu “…” ở đuôi, không có nghĩa rằng mô tả đó bị đánh giá kém.

Nói thêm rằng, có những website rất lớn nhưng hoàn toàn không dùng thẻ meta description và chúng vẫn lên top Google rất đều đặn. Wikipedia là một ví dụ. Bởi vì phần mô tả của website này hoàn toàn không thể không nhờ tới tự động hóa. Nhưng cũng nên cân nhắc khi lấy Wikipedia làm một điển hình mà làm theo, bỏi vì nó khá đặc thù.

Chốt lại phần này, đối với những page quan trọng của bạn, viết thẻ miêu tả cũng giống như sao chép để viết quảng cáo vậy – phải tốn chất xám để biến những thứ mình sao chép thành sự chú ý và lượt nhấp vào xem. Dù không chắc chắn rằng Google sẽ dùng tất cả những gì bạn viết, nhưng như thế vẫn hơn là để Gồ tự định đoạt tất cả.

Vậy chuẩn cũ 155 kí tự có bị mất đi?

Tôi nghĩ lúc này khi bạn áp dụng thẻ meta dài hơn vẫn khá an toàn. Nhìn vào những phân bố từ thống kê, tôi nghĩ chuẩn 300 kí tự là ổn. Một số mô tả bị cắt bớt, nhưng xu hướng có được nhiều thông tin hơn (khi cần) vẫn là cần thiết trong tương lai và an tâm vì rủi ro không cao.

Điều này không có nghĩa là bạn cố kiếm viết thêm càng nhiều càng tốt. Mà điều quan trọng ở đây là, mô tả phải hữu ích với người xem và giải thích được thế mạnh trang web của bạn có như thế sẽ thu hút được nhiều lượt nhấp tự nhiên.

Bài viết được dịch tại MOZ và đăng tải duy nhất lên SEOMXH.COM

https://moz.com/blog/how-long-should-your-meta-description-be-2018​