Mở đại lý sữa kinh doanh cần lưu ý những gì?

655

Kinh doanh sữa không khó, nhưng nhiều người còn ngần ngại chưa biết bắt đầu mở cửa hàng, đại lý sữa từ đâu. Dưới đây là 8 câu hỏi bạn cần trả lời được, trước khi quyết định mở cửa hàng kinh doanh sữa cho mình.

Mở cửa hàng sữa cần bao nhiêu vốn?

Ngoài chi phí thuê mặt bằng cửa hàng hoặc xây dựng cơ sở vật chất thì lượng vốn bỏ ra khi bắt đầu mở cửa hàng kinh doanh sữa chủ yếu để nhập hàng và duy trì hoạt động cho cửa hàng.

Tùy thuộc vào tiềm năng tại địa điểm kinh doanh mà bạn quyết định nguồn hàng sữa nhập về ban đầu là nhiều hay ít. Với một cửa hàng sữa mới chưa tạo được uy tín cũng như chưa quen thị trường thì ban đầu nên nhập một lượng nhỏ, dao động mỗi loại từ 2 đến 4 hộp, chi phí khoảng trên dưới trăm triệu.

Sau một thời gian, khi nắm được xu hướng của thị trường, loại sữa nào bán chạy, loại nào chậm từ đó có thay đổi về số lượng nhập và chủ động về số vốn cần thiết. Trường hợp mở đại lý bán buôn sữa thì lượng vốn kinh doanh sữa cần lớn hơn rất nhiều.

Nếu kinh doanh sữa online thì bạn có thể giảm bớt phần chi phí vốn thuê địa điểm mở cửa hàng. Thay vào đó là dành khoảng 10 triệu tạo website bán sữa, kết hợp đẩy mạnh bán hàng đa kênh trên mạng xã hội và các sàn TMĐT.

Trang trí thiết kế cửa hàng bán sữa

Cách trưng bày cửa hàng sữa là yếu tố quan trọng giúp khách hàng dễ tìm kiếm sản phẩm, vừa là show ra được những sản phẩm sữa bán chạy, sản phẩm khuyến mãi… để khách hàng lựa chọn. Ngoài ra, bạn nên chuẩn bị quầy kệ sẵn sàng trang trí, trưng bày sản phẩm cũng như tủ lạnh, tủ đông phù hợp để bảo quản sản phẩm trong điều kiện tốt nhất.

Về phía công ty cung cấp, có thể họ sẽ hỗ trợ các trang thiết bị cần thiết như tủ bảo quản, quầy kệ bảng biển vì đây cũng là một trong những hình thức các hãng sữa đầu tư cho maketing, quảng cáo… Tuy nhiên, điều kiện có thể đi kèm là đảm bảo doanh số tiêu thụ sản phẩm. Đối với một cửa hàng mới mở thì điều này hơi mơ hồ, chưa chắc chắn được để chủ động thì bạn nên có những tính toán ban đầu là tốt nhất.

Tìm nguồn hàng sữa chất lượng?

Có hai hình thức nhập nguồn hàng sữa chính. Một là nhập hàng của các nhà phân phối tại địa điểm kinh doanh. Ở hình thức này, nhà phân phối được công ty ủy quyền sẽ chịu trách nhiệm cung cấp hàng cho bạn. Hình thức thứ hai là nhập hàng của các đại lý trung gian. Cụ thể:

Đối với hàng công ty thì việc nhập sữa sẽ diễn ra theo chu kỳ, đầu tháng đến cuối tháng chẳng hạn, bạn cần đăng ký trước đối với phía công ty về lượng sữa nhập, đạt một lượng nào đó sẽ được chiết khấu tương ứng.

Nhập hàng từ đại lý có sự thoải mái hơn. Không bó buộc số lượng và thời gian nào trong tháng, lượng chiết khấu tỷ lệ thuận với lượng hàng nhập. Đối với hình thức này chúng ta có thể chủ động trong nguồn vốn hơn.

Tiếp cận thị trường như thế nào cho hợp lý?

Việc mở một cửa hàng sữa nghĩa là bạn đã chọn cách tiếp cận bán lẻ, khách hàng đến và tìm hiểu trực tiếp tại cửa hàng. Đối với các bà mẹ khó tính, hay cẩn thận trong cách lựa chọn cũng như muốn được tư vấn kỹ hơn tại cửa hàng thì đây là phương thức tiếp cận tối ưu.

Tuy nhiên, ngày nay nếu bạn không sử dụng sự phát triển của công nghệ để quảng bá sản phẩm của mình thì đó thật sự là một điều quá lãng phí. Muốn nhân rộng phạm vi hoạt động, tiếp cận được nhiều đối tương hơn hãy đầu tư thông minh bằng hình thức quảng cáo trên mạng hay facebook, fanpage… Chi phí tốn hơn nhưng hiệu quả kinh doanh sữa thì không phải bàn cãi.

Kinh doanh sữa có lời không?

Đừng lo về lợi nhuận khi kinh doanh sữa mang lại cho bạn. Sữa là mặt hàng được tiêu dùng thường xuyên, lợi nhuận trên lon sữa là không cao. Tuy nhiên, với mức sống mỗi gia đình ngày nay, thì chuyện sử dụng sữa hàng tháng là hoàn toàn khả thi, nhất là với các gia đình có trẻ nhỏ, hoặc người già. Vì vậy, doanh số tiêu thụ cũng như phần chiết khấu khi bán được nhiều sản phẩm sẽ bù đắp lại phần lợi nhuận này.

Đa dạng sản phẩm sữa hay nên bán chuyên 1 loại?

Nếu đã xác định chuyên kinh doanh về sữa thì khuyên bạn nên chỉ bán sữa và các sản phẩm liên quan đến sữa thôi như: kinh doanh sữa bột trẻ em, sữa tươi, váng sữa, sữa chuam sữa cho người gầy, sữa cho người sau mổ, người ung thư… Khách hàng phần lớn là các bà mẹ bỉm sữa, những bà nội trợ… nên tâm lý muốn chọn một nơi uy tín như cửa hàng chuyên về sữa để có thể an tâm hơn là đến các cửa hàng tạp hóa có bán sữa là điều dễ hiểu.

Chọn hãng sữa nào tốt nhất?

Để thuận lợi cho việc kinh doanh nên chọn các hãng có uy tín, đảm bảo về chất lượng sản phẩm từ đó sẽ có sự đảm bảo về số lượng tiêu thụ.

Kinh doanh sữa online đang là xu hướng mới hiện nay

Một số dòng sản phẩm bán chạy hiện nay phải kể đến: Dielac của Vinamilk, Friso Gold, Enfa A+, Abbott… Các nhà sản xuất luôn cung cấp sản phẩm kèm theo những quy chuẩn về chất lượng nên các bạn không phải lo. Tuy nhiên, việc hấp thụ tối đa dưỡng chất trong sữa lại tùy thuộc cơ địa từng bé. Khi số lượng sữa tiêu thụ lớn thì lượng chiết khấu càng cao, đây là điều cốt lõi mà bất cứ người kinh doanh nào cũng muốn hướng đến.

Làm sao để kinh doanh sữa có lãi?

Có lẽ để trả lời cho câu hỏi này cần nhiều yếu tố, khi chất lượng được đảm bảo từ phía nhà cung cấp, cách tiếp cận phù hợp bằng các hình thức quảng cáo… để khách hàng chọn sản phẩm của mình thì điều cốt lõi cuối cùng là phục vụ chuyên nghiệp tạo dựng niềm tin.

Nói đơn giản hơn là bạn cần bài trí không gian trưng bày tại cửa hàng một cách khoa học. Tạo sự thoải mái cho khách khi bước vào cửa hàng. Không gian rộng, màu sắc các mẫu mã dễ nhìn thấy, màu sắc trang trí trang nhã âm nhạc nhẹ nhàng. Các sản phẩm trưng bày cần đạt tiêu chí dễ nhìn, dễ lấy, dễ thấy, dễ xem. Hộp sữa để ngang tầm mắt, luôn sạch sẽ, hướng lô gô ra phía ngoài, thằng hàng đẹp mắt.

Cuối cùng là tư vấn tận tình, sẵn sàng giải đáp thắc của khách hàng cùng một thái độ phục vụ chuyên nghiệp. Bizweb tin rằng không khách hàng nào ra về tay không khi đến cửa hàng sữa của bạn đâu.

Trên đây là 8 câu hỏi dành cho bạn trước khi mở cửa hàng kinh doanh sữa, hoặc lựa chọn mở đại lý sữa riêng cho cho mình. Chúc các bạn thành công.

Xây dựng lòng tin cho khách hàng dễ dàng với website!

Link bai viet

noi dung mo ta o day Xem thêm >>

Nguồn: Mở đại lý sữa kinh doanh cần lưu ý những gì?