Làm thế nào để tăng truy cập thông qua những meta descriptions hiệu quả

23

Khi đề cập tới tối ưu hóa nội dung của website, nhiều người chỉ quan tâm tới tầm quan trọng của việc lựa chọn đúng từ khóa, đặt tiêu đề thật thu hút mà bỏ qua những tác động của meta description đối với SEO on page cho một website.

Bạn có thể nghĩ bạn đã đánh dấu tất cả các box để tăng khả năng hiển thị cùa trang web điện tử, nhưng việc bạn không có đoạn meta hiệu quả, có thể dẫn tới bạn bỏ phí lưu lượng và các đơn hàng.

Vậy thì meta description là gì? Đó là những đoạn mã ngắn và độc đáo với nội dung nhằm miêu tả cho một webpage. Hãy nghĩ về cái mà bạn sẽ viết nếu bạn phải quảng cáo cho webpage – đó chính xác là cái cần được thể hiện trong meta descriptions.

{} ​

Nhiều người có xu hướng bỏ trống meta description mà không nhận ra được hiệu quả của nó đối với kết quả tìm kiếm. Một meta description hiệu quả sẽ đem lại sự gia tăng các cú nhấp chuột, tăng thứ hạng trang web của bạn. Chỉ cần có meta description, nó sẽ hình thành nên ấn tượng đầu tiên về trang web của bạn, thế nên hãy khiến nó trở nên tốt hơn.

Dưới đây là 6 cách để bạn tối ưu hóa meta descriptions nhằm đảm bảo những cú clicks cho trang web.

Trả lời các câu hỏi

Cho dù là bạn đang muốn tìm kiếm dịch vụ đường ống dẫn nước gần nhất hay tìm hiểu về các khách sạn tốt nhất ở Maldives – thì điểm chung của mọi người khi sử dụng Google là tìm kiếm câu trả lời cho 1 vấn đề.

Hãy đặt mình vào vị trí của một khách hàng và thử nghĩ xem họ có thể hỏi những gì để doanh nghiệp của bạn có thể đưa ra 1 giải pháp cho họ. Đoạn meta description của bạn cần trả lời được câu hỏi của họ và đưa ra được thông điệp để lôi kéo khách hàng click vào trang web.

{}

Trong khi độ dài của meta được tăng lên tới 300 kí tự để có thể khiến chúng mang tính miêu tả hơn, thì độ dài 160 kí tự vẫn luôn được coi là độ dài an toàn giúp đoạn mô tả không xuất hiện đột ngột và gây phiền phức đối với người đọc.

{}

Khơi gợi cảm xúc

Hãy đối mặt với nó – cảm xúc bán hàng. Cho dù là gợi lên cảm xúc như là sự cấp bách, tức giận, vui vẻ, tin tưởng, hay tò mò – bất kì một đoạn nội dung nào có thể làm được điều này dường như cũng sẽ hiệu quả hơn trong việc thuyết phục người đọc hành động. Thế nên điều này cần được thực hiện trong soạn thảo meta descriptions.

Bạn cần xác định được lợi ích của cảm xúc một khách hàng sẽ đạt được dựa trên việc cân nhắc đánh giá về thương hiệu của mình và tận dụng nó để thúc đẩy lưu lượng truy cập. Hãy sử dụng các từ như “hấp dẫn”, “khổng lồ”, “mạnh mẽ”, “ vô song” để gây nên tác động mạnh vào cảm xúc của người đọc chỉ bằng 2-3 dòng.

{}

Sử dụng lời kêu gọi hành động

Lời kêu gọi hành động (CTAs) là những từ có sức mạnh cần có trong meta description vì chúng truyền đạt mục đích rõ ràng và hối thúc người đọc thực hiện hành động.

Tuy vậy, meta description không phải là chỗ bạn nên sử dụng các từ kêu gọi hành động rõ ràng như “ hãy đọc thêm”, hay “ hãy mua ngay”. Thay vào đó, bạn nên sử dụng các từ kiểu như “ tiết kiệm hơn”, đưa rõ ra các đề nghị hoặc các lợi ích hữu hình như giao hàng miễn phí hay dùng thử miễn phí trong 30 ngày trong đoạn meta description để nó trở nên hữu ích hơn.

{}

Kết hợp từ khóa

Chọn các từ khóa tương đương là một trong những bước quan trong để tối ưu cho SEO. Việc nhồi nhét các từ khóa này không mang lại hiệu quả. Điều quan trọng là bạn phải sắp xếp chúng một cách có chiến lược trong các phần để tạo nên sự khác biệt, ví dụ như trong meta description.

Khi Google hiển thị kết quả tìm kiếm, các từ truy vấn được hiển thị ở dạng bôi đậm và nó sẽ giúp chúng được nổi bật trên thẻ meta của website của bạn, khiến cho người đọc thấy sự liên quan và thu hút sự chú ý của họ.

Bạn có thể có nhiều từ khóa được đề xuất khi nghiên cứu từ khóa. Trong những trường hợp như vậy, hãy ưu tiên các từ khóa có tác động nhiều nhất đối với trang web cụ thể và sử dụng nó trong thẻ meta thay vì kết hợp tất cả trong 160 kí tự.

Tránh sự trùng lặp

Mỗi trang web trên site của bạn có một nội dung riêng biệt, thế nên tại sao chúng lại có chung mô tả chứ? Nếu có hơn một trang trên site có cùng 1 mô tả, thì các trang đó sẽ cạnh tranh nhau vì chúng đang cùng nói chung một vấn đề. Điều này dẫn tới Google đẩy site của bạn xuống thứ hạng thấp hơn.

Thế nên đừng có lười biếng và sử dụng trùng lặp meta description bởi vì nó sẽ chỉ đem lại những dấu hiệu không đúng cho Google, Google coi chúng như là spam hoặc phá hỏng kết quả tìm kiếm của bạn.

Sử dụng các rich snippets

Bạn có nhận ra là một vài thẻ meta có chứa liên kết, đánh giá, thứ hạng và video hình ảnh không? Những thẻ meta dạng này được gọi là các rich snippet. Không giống như các snippet thông thường, rich snippets bao gồm các dữ liệu được cấu trúc để đưa thêm thông tin chi tiết cho máy tìm kiếm, giúp mọi người có quyết định tốt hơn trước khi click vào website.

Rich snippet giúp người dùng tiếp cận nhanh hơn vào thông tin thông qua các định dạng trực quan hấp dẫn, những hình ảnh và các thông tin tương ứng sẽ giúp tăng lượng click. Thế nên, cho dù là thêm vào một số liên lạc, một đánh giá sản phẩm, thứ hạng hay một liên kết trực tiếp – thì hãy cân nhắc tới việc kết hợp rich snippet trong thẻ meta để nó trở nên nổi bật và thu hút người dùng nhấp chuột.

{}

Do vậy, dù meta description không tác động trực tiếp vào thứ hạng trang, nhưng bạn vẫn nên tối ưu nó để tăng nhấp chuột và tạo thêm nhiều lưu lượng truy cập. Nếu bạn không chắc về việc thẻ meta của bạn sẽ hiển thị như thế nào, bạn có thể sử dụng công cụ miễn phí để kiểm tra nhanh.

Bài viết được dịch tại SEJ và đăng tải duy nhất lên SEOMxh.com

Nguồn
: searchenginewatch.com​