Hướng dẫn hoàn chỉnh về Cập nhật Google Panda

89

Phiên bản mới nhất của thuật toán Panda do chính Google tạo ra có phải chỉ còn đánh về nội dung hay không? Panda ra mắt có ảnh hưởng tới kết quả SEO các trang Web của bạn hay không? Làm thế nào để tận dụng được những lợi ích trong thuật toán Panda của Google để giúp tăng vị trí trang Web của mình?

Google Panda là cái tên chính thức của bản cập nhật thuật toán do chính Google phát triển nhằm loại bỏ những trang có nội dung chất lượng thấp trong các kết quả tìm kiếm bằng những trang có nội dung hấp dẫn hơn.

Vào ngày 11 tháng 1 năm 2016, phiên bản mới nhất của Panda chính thức được Google đưa vào hoạt động. Họ xác nhận rằng thuật toán Panda đã được tích hợp vào thuật toán chính của Google. Thuật toán này có tác dụng chỉ định, phân loại chất lượng trang, được mô phỏng theo xếp hạng chất lượng của con người, và được kết hợp như là một yếu tố xếp hạng các trang Web.

Tại sao Google lại tạo ra thuật toán Panda

Trong năm 2010, do sự gia tăng những nội dung có chất lượng thấp ngày một nhiều trong các kết quả tìm kiếm của Google. Nó gây ảnh hưởng tới chính trải nghiệm người dùng cũng như gây ảnh hưởng lớn tới chính Google. Do đó, sau 1 năm, vào ngày 23 tháng 2 năm 2011, phiên bản đầu tiên của thuật toán Google Panda ra đời.

Hầu hết những trang web bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong đợt cập nhật thuật toán Panda này thường có thiết kế kém hấp dẫn, tiêu chuẩn biên tập thấp, cách diễn đạt lặp đi lặp lại nhiều lần tạo ra sự không đáng tin cậy và hữu ích cho người dùng.

Những gì chúng ta biết về thuật toán Panda

Theo một nghiên cứu, Google đã phát triển thuật toán Panda này bằng cách so sánh các tín hiệu xếp hạng khác nhau so với bảng xếp hạng chất lượng của con người thông qua việc gửi tài liệu thử nghiệm đến người đánh giá chất lượng, con người đã được hỏi những câu hỏi như:

1. Bạn có tin tưởng các thông tin được trình bày trong bài viết này?

2. Bài viết này được viết bởi một chuyên gia hoặc những người đam mê, những người hiểu rõ chủ đề này hay không, hoặc nó có tính chất nông cạn hơn?

3. Trang web có các bài báo trùng lặp, chồng chéo hoặc dư thừa trên các chủ đề tương tự hoặc tương tự với các biến thể từ khóa khác nhau không?

4. Bạn có cảm thấy thoải mái khi cung cấp thông tin thẻ tín dụng của mình vào trang web này?

5. Bài viết này có lỗi chính tả, lỗi hình ảnh, hoặc lỗi thực tế không?

6. Các chủ đề có được điều khiển bởi các mối quan tâm độc quyền của độc giả về trang web hay không, trang web đó tạo ra nội dung bằng cách cố gắng nhồi nhét từ khóa để có xếp hạng tốt trong các công cụ tìm kiếm?

7. Bài viết cung cấp nội dung hoặc thông tin ban đầu, báo cáo ban đầu, nghiên cứu ban đầu, hoặc phân tích gốc?

8. Trang có cung cấp giá trị đáng kể khi so sánh với các trang khác trong kết quả tìm kiếm không?

9. Bao nhiêu kiểm soát chất lượng được thực hiện về nội dung?

10. Liệu bài viết mô tả cả hai mặt của một câu chuyện?

11. Trang web có được công nhận về chủ đề của nó không?

12. Nội dung được sản xuất hàng loạt bởi hoặc thuê ngoài với một số lượng lớn người tạo hoặc lan truyền trên một mạng lưới các trang web lớn, để mỗi trang hoặc trang cá nhân không nhận được sự quan tâm hoặc chăm sóc nhiều nhất?

13. Bài viết đã được chỉnh sửa hay không, hoặc nó xuất hiện cẩu thả hoặc vội vã?

14. Đối với truy vấn liên quan đến sức khoẻ, bạn có tin tưởng thông tin từ trang web này không?

15. Bạn có công nhận trang web này là nguồn có thẩm quyền khi được đề cập theo tên?

16. Bài viết này cung cấp mô tả đầy đủ hoặc toàn diện về chủ đề không?

17. Bài viết này có chứa phân tích sâu sắc hoặc thông tin thú vị vượt quá rõ ràng không?

18. Đây có phải là loại trang mà bạn muốn đánh dấu, chia sẻ với bạn bè hay đề nghị không?

19. Bài viết này có quá nhiều quảng cáo làm sao lãng hoặc can thiệp vào nội dung chính không?

20. Bạn có mong đợi để xem bài viết này trong một tạp chí in, bách khoa toàn thư hoặc sách?

21. Các bài viết có ngắn gọn, không có căn cứ, hoặc thiếu các thông tin cụ thể hữu ích?

22. Các trang có được sản xuất cẩn thận và chú ý đến chi tiết nhỏ?

23. Liệu người dùng có phàn nàn khi họ nhìn thấy các trang từ trang web này?

Google Panda thần thoại

– Panda không phải là nội dung trùng lặp.

Trước kia, hầu hết các SEOer đều cho rằng Panda là thuật toán về nội dung trùng lặp, tuy nhiên thực tế nội dung trùng lặp độc lập với Panda. Google nhấn mạnh rằng thuật toán Panda luôn khuyến khích người dùng tạo ra các nội dung độc đáo. Tất cả những gì Panda đang tìm kiếm chính là những thông tin duy nhất thực sự cung cấp giá trị hữu ích cho người dùng.

– Bạn nên xóa nội dung để giải quyết các vấn đề của thuật toán Panda?

Khi các bản cập nhật mới nhất của thuật toán Panda lần lượt xuất hiện, làm giảm thứ hạng của một số trang Web, các SEOer thường khuyên nên xóa các nội dung trùng lặp trên Web đi. Tuy nhiên, theo đại diện của Google, họ khuyên thay vì xóa những nội dung trùng lặp trên trang đó, mục tiêu của bạn ngay lúc này nếu muốn tránh bị dính thuật toán của Google đó chính là xây dựng các trang khác cung cấp các thông tin hữu ích cho người dùng.

Bởi vậy việc xóa bỏ nội dung xấu chỉ mang tính chất làm cho tổng thể trang Web của bạn đẹp hơn chứ không giúp loại bỏ hình phạt Panda.

– Panda & Nội dung do Người dùng tạo.

Do thuật toán Panda không nhắm mục tiêu vào nội dung do người dùng tạo mà nó chỉ có xu hướng ảnh hưởng tới các trang web tạo ra nội dung chất lượng thấp, như các bài đăng spam trên các diễn đàn.

Nên nhiều trang web hiện nay có xếp hạng cao dựa vào nội dung do người dùng tạo ra trên các diễn đàn, bình luận Blog hay đóng góp bài viết… Bởi vậy, nhiều trang web sẽ mất lưu lượng truy cập và vị trí xếp hạng nếu như họ loại bỏ loại nội dung đó. Ngay cả, các nhận xét được đăng trên một bài viết ở trên blog cũng có thể giúp trang Web của bạn có ví trí xếp hạng tốt hơn.

– Số lượng từ hay bài viết Không phải là một Yếu tố ảnh hưởng tới Panda.

Nhiều SEOer hiểu nhầm số lượng từ có thể ảnh hưởng đến Panda, mặc dù số lượng từ là một trong những cách dễ dàng giúp họ xác định được trang Web đó có đang có nội dung mỏng hay không. Tuy nhiên, đối với thuật toán Panda của Google thì số lượng từ hay số lượng bài viết không ảnh hưởng trực tiếp đến nó.

Chính vì vây, bạn nên tạo ra những nội dung tốt, hữu ích cho người dùng thay vì quan tâm số từ trong bài viết hay số lượng bài viết.

– Liên kết & Quảng cáo không trực tiếp nhắm mục tiêu.

Các trang Web vệ tinh hay những trang Web được tạo ra để làm đối tác quảng cáo của Google thường bị thuật toán Panda quyét thường xuyên so hơn những trang Web khác. Bởi hầu hết các trang Web này đều không các cung cấp nội dung hấp dẫn, độc đáo, hay hấp dẫn.

– Kỹ thuật SEO không có bất kỳ vai trò nào trong thuật toán Panda.

Thuật toán Panda hoạt động dựa vào nội dung chứ không phải các thẻ H1, H2.. hay tốc độ tải trang của bạn. Vì vậy các kỹ thuật SEO không ảnh hưởng trực tiếp đến Panda. Tuy nhiên, kỹ thuật SEO luôn là một phần quan trọng của SEO và xếp hạng nói chung, vì vậy mặc dù nó không có tác động trực tiếp đến thuật toán này nhưng bạn cũng không nên bỏ qua.

Bài viết được dịch và đăng tải duy nhất lên SEOMxh.com

 

Nguồn: https://www.searchenginejournal.com/google-algorithm-history/panda-update/

A Complete Guide to the Google Panda Update

Here’s everything you need to know about Google Panda – why it was launched, everything we know about the algorithm, and a complete timeline.

searchenginejournal.com