Bán đồ handmade online: Những kinh nghiệm quý báu bạn nên biết

49

Trong những năm trở lại đây, bánđồ handmade là hướng đi được khá nhiều người lựa chọn để khởi nghiệp, cửa hàng handmade mở ra ngày càng nhiều bởi những ưu điểm mà loại hình kinh doanh này mang lại như số vốn đầu tư không quá lớn, nhu cầu thị trường cao, khả năng quay vòng vốn nhanh. Tuy nhiên, bán đồ handmade không đơn giản là bạn chỉ có sản phẩm là được, việc quan trọng nhất là phải xây dựng được kế hoạch kinh doanh đồ handmade chi tiết, rõ ràng. Sau đây là những kinh nghiệm bán đồ handmade được Blog Sapo tổng hợp lại từ những người đi trước, hy vọng sẽ giúp ích phần nào cho công việc kinh doanh cửa hàng handmade của bạn.

Quản lý kho dễ dàng với Sapo POS

Không biết hàng hóa còn bao nhiêu trong cửa hàng? Để tình trạng này tiếp diễn hoặc sử dụng Sapo POS, quản lý hàng tồn kho chi tiết, tự động hoàn toàn

Dùng thử miễn phí ngay

Bán đồ handmade không khó, tuy nhiên không phải ai cũng có thể kinh doanh thành công. Rất nhiều bạn trẻ đã thất bại bởi họ không xác định được đối tượng hướng đến của mình, không có kiến thức về chính mặt hàng kinh doanh, không biết cách tiếp thị cho cửa hàng cũng như quá bị động trong việc nắm bắt xu hướng thị trường.

Nếu có ý định mở cửa hàng handmade, chúng ta nên bắt đầu từ đâu và làm như thế nào để việc buôn bán đồ handmade thật sự sinh lời?

Chia sẻ kinh nghiệm bán đồ handmade online

Xây dựng kế hoạch kinh doanh đồ handmade như thế nào?

Các nội dung chính

  • 1. Trang bị kiến thức về đồ handmade
  • 2. Xác định nhóm đối tượng khách hàng
  • 3. Chuẩn bị tài chính để mở cửa hàng handmade
  • 4. Tìm kiếm nguồn hàng
  • 5. Tiến hành tiếp thị cho cửa hàng handmade
  • 6. Mẹo bán đồ handmade cực hiệu quả

1. Trang bị kiến thức về đồ handmade

Việc đầu tiên cần làm nếu bạn muốn bán đồ handmade thành công chính là bạn phải hiểu về nó. Chỉ khi bạn có những kiến thức nhất định về các món đồ handmade, ý tưởng mở cửa hàng handmade của bạn mới thực hiện được.

Các loại quà tặng handmade: Trước tiên bạn phải hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa, cách phối hợp màu sắc giữa các món quà để đưa ra những lời khuyên hữu ích dành cho khách hàng. Sau đó bạn cần nắm bắt được sản phẩm nào đang được mọi người quan tâm, trở thành xu hướng mới. Để làm được điều này, bên cạnh công cụ tìm kiếm google, hãy chịu khó đọc các kênh giới trẻ như kênh 14, tiin.vn, zingme, yume… Bạn sẽ thu thập được những thông tin hữu ích về thị hiếu của giới trẻ như đang chịu ảnh hưởng của bộ phim, xu hướng nào hay mặt hàng nào đang được ưa chuộng nhất từ đó giúp cửa hàng bán đồ handmade của bạn nhanh chóng tung ra sản phẩm mới trước khi đối thủ kịp trở tay.

Kỹ năng tự làm đồ handmade: Thật là sai lầm nếu bạn không tự cung cấp cho mình những kiến thức về làm đồ handmade. Việc học làm đồ handemade sẽ giúp bạn tạo ra những món đồ độc, lạ, thu hút với nhiều style khác nhau, đặc biệt nếu như bạn khéo tay. Vì vậy trước khi mở shop kinh doanh, hãy tham gia một số câu lạc bộ làm đồ handmade như Craft, CLB handmade… hoặc tự học nhờ các video hướng dẫn trên Youtube.

Trang bị những kiến thức cần thiết khi bán đồ handmade

Kỹ năng giao tiếp: Không chỉ riêng bán đồ handmade, dù bạn kinh doanh mặt hàng gì thì kỹ năng giao tiếp cũng vô cùng quan trọng. Hãy học kỹ năng giao tiếp, diễn đạt để khi khách hàng có thắc mắc hoặc không biết cách chọn mặt hàng nào tại cửa hàng handmade, hãy nhanh chóng tư vấn cho họ món quà thích hợp nhất. Ngoài ra bạn có thể khéo léo gợi ý thêm những phụ kiện đi kèm như thiệp, nơ trang trí để món quà trở nên nổi bật, thể hiện được những tình cảm chân thành mà người mua muốn gửi gắm.

Nghệ thuật gói quà: Đừng bao giờ bỏ qua kỹ năng này nếu bạn quyết định mở cửa hàng bán đồ handmade vì đây là công đoạn bạn thể hiện sự sáng tạo cũng như tạo dấu ấn riêng dành cho shop. Đối với những khách hàng mua sản phẩm của bạn làm quà tặng, hãy hỏi họ xem có cần gói quà không. Nếu họ đồng ý, hãy tư vấn đưa ra một số kiểu gói quà thông dụng và phù hợp với đối tượng nhận nhất. Những cách gói quà độc đáo sẽ giúp người dùng nhớ lâu về shop hơn

Trang bị kiến thức về các phần mềm photoshop: Yếu tố này không quá quan trọng khi bạn muốn bán đồ handmade. Tuy nhiên, nó là cần thiết nếu bạn muốn cửa hàng handmade của mình trở nên chuyên nghiệp. Việc thiết kế những tấm thiệp theo ý thích của khách hàng, có gắn logo nhỏ shop vừa tạo được dấu ấn riêng, vừa là cách truyền thông hiệu quả.

2. Xác định nhóm đối tượng khách hàng

Đây là bước vô cùng quan trọng khi lập kế hoạch kinh doanh đồ handmade, ảnh hưởng lớn đến việc lựa chọn hướng phát triển sản phẩm phù hợp cũng như cách thức tiếp cận đến khách hàng. Hiện nay thị trường bán đồ handmade có thể được phân thành hai loại đó là bình dân và cao cấp. Mỗi loại lại hướng đến những nhóm đối tượng khác nhau.

Đồ bình dân đó là những món đồ handmade được kinh doanh phổ biến nhất hiện nay với mức giá từ vài nghìn đến vài trăm nghìn đồng, vì vậy đối tượng hướng đến thường là học sinh, sinh viên các trường trung học phổ thông, đại học hoặc dân công sở… Các mặt hàng ở đây do chủ yếu là tuổi teen nên hình thức, mẫu mã cần đa dạng, độc, dễ thương. Một số sản phẩm có thể kể đến như thiếp, túi xách, đồ trang trí, đồ lưu niệm… Đây là hình thức bán đồ handmade phù hợp nhất với những người vốn thấp

Đối với những khách hàng này cũng có sự phân hóa, thường được chia làm 3 nhóm: Nhóm một là những người mua sản phẩm handmade làm sẵn; nhóm 2 là những người mua nguyên liệu về làm theo hướng dẫn của cửa hàng; nhóm 3 chủ yếu mua nguyên liệu về và tự thiết kế sản phẩm.

Lập kế hoạch kinh doanh đồ handmade là bước vô cùng quan trọng

Đồ cao cấp là những món đồ có giá khá cao, có thể lên tới hàng chục triệu, trăm triệu do được làm thủ công hoàn toàn, ví dụ như trang sức được gắn đá quý, kim cương, gốm sứ, lụa… Tuy nhiên để kinh doanh được mặt hàng này cần có số vốn cực lớn, ổn định, có mối quan hệ rộng và nhiều kinh nghiệm trên thương trường.

Bạn có thể tham khảo kết quả một cuộc khảo sát của sinh viên trường đại học Hoa Sen thực hiện về các nhóm đối tượng của mặt hàng đồ handmade. Theo khảo sát, nhóm khách hàng chủ yếu của đồ handmade nằm trong độ tuổi từ 15 – 22, các mặt hàng họ mua chủ yếu là thiệp, phụ kiện, trang sức với giá thành dao động từ vài chục đến vài trăm nghìn đồng. Còn những khách hàng trên 30 tuổi, mặt hàng đồ handmade họ hướng đến chủ yếu là đồ trang trí nội thất hay sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Khảo sát cũng chỉ ra sự khác biệt trong tâm lý mua sắm giữa nam và nữ, theo đó nữ giới có hứng thú về các sản phẩm thiệp, vật dụng trang trí nhỏ, trang sức độc lạ… trong khi nam giới chủ yếu tìm mua phụ kiện thời trang (mũ, móc xích, nhẫn…), vật trang trí nội thất, quần áo có style lạ. Khảo sát này sẽ vô cùng hữu ích cho cửa hàng bán đồ handmade của bạn trong việc định hướng đối tượng khách hàng đấy.

3. Chuẩn bị tài chính để mở cửa hàng handmade

Tùy vào quy mô cửa hàng bán đồ handmade bạn muốn mở mà số vốn sẽ khác nhau. Tuy nhiên, nếu bạn lựa chọn hình thức kinh doanh online cho việc bán đồ handmade của mình thì bạn sẽ không mất chi phí thuê cửa hàng mà có thể dành hầu hết cho việc nhập nguyên liệu, thuê nhân viên…

Theo kinh nghiệm của một số chủ cửa hàng handmade đang kinh doanh rất thành công trên mạng, số vốn ban đầu dành cho nguyên liệu thường rơi vào khoảng 5-6 triệu đồng. Ngoài ra bạn cần có chi phí dự phòng trong vòng 3 tháng đầu khi kinh doanh.

Khi hoạt động kinh doanh bán đồ handmade online của bạn đã đi vào ổn định, bạn nên xây dựng một cửa hàng handmade offline để chuyên nghiệp hóa hoạt động của mình, tạo niềm tin cho khách hàng. Số vốn dành cho việc thuê địa điểm thường vào khoảng 30 triệu đồng (vì chủ nhà sẽ yêu cầu đặt cọc trước 3 đến 6 tháng).

4. Tìm kiếm nguồn hàng

Nguồn hàng cung cấp sản phẩm quà lưu niệm khá đa dạng, bạn có thể dễ dàng tìm được trên các chợ đầu mối như chợ Đồng Xuân, Bình Tây, Kim Biên, Bến Thành…. Còn nếu bạn kinh doanh một số sản phẩm đồ handmade đặc biệt thì nên tìm về những làng nghề chuyên nghiệp, ví dụ gốm sứ: Bát tràng, Thiên Long, Bình Dương…; lụa: Vạn Phúc… Còn nếu như bạn muốn nhập hàng không qua trung gian, bạn có thể sang các chợ tỉnh Quảng Tây – Trung Quốc để trực tiếp nhập hàng về. Chúng tôi sẽ có bài viết riêng để chia sẻ với các bạn về các địa điểm mua nguyên liệu làm đồ handmade ở cả Hà Nội và Sài Gòn. Còn bài viết này chỉ muốn chia sẻ 2 lưu ý khi bạn đi mua sỉ:

  • Mua theo túi: Giá mua nguyên liệu theo túi hoặc bao lớn sẽ rẻ hơn rất nhiều khi bạn mua lẻ, ví dụ móc càng cua bán lẻ giá 1.000đ/cái còn mua túi 50 cái chỉ mất 25.000đ mà thôi.
  • Làm mẫu nào mua nguyên liệu của mẫu đó: Nhiều bạn đi chợ mua sỉ cứ thấy rẻ là mua về dùng dần cho tiện dù chưa chắc các mẫu sản phẩm của bạn đã dùng đến. Vì vậy trước khi đi nhập hàng bạn cần liệt kê danh sách nguyên liệu của từng mẫu rồi mua đúng theo số lượng định trước, tránh phí phạm.

5. Tiến hành tiếp thị cho cửa hàng handmade

Lập kế hoạch kinh doanh đồ handmade là bước vô cùng quan trọng

  • Đặt tên shop: Hãy đóng vai trò là khách hàng, tự nghĩ xem mình thích những cái tên như thế nào, chắc chắn đó không phải là những cái tên tiếng anh dài, khó hiểu. Người dùng họ thường thích tên shop vui tai hay quen thuộc.
  • Xây dựng fanpage: Tạo fanpage facebook là điều tối thiểu bạn cần làm nếu muốn cửa hàng handmade của mình được nhiều người ghé thăm. Tham khảo những số liệu sau để nắm được cách truyền thông hiệu quả nhất: Những số liệu thú vị giúp bạn khai thác hiệu quả facebook
  • Tạo website: Nếu bạn muốn hoạt động kinh doanh bán đồ handmade của mình trở nên chuyên nghiệp, việc thiết kế website bán hàng phục vụ kinh doanh là điều cần thiết. Nó như là một tấm bưu thiếp online, giúp bạn cung cấp được nhiều thông tin hơn, khắc phục được những nhược điểm khi bạn bán hàng trên facebook. Mọi doanh nghiệp muốn thành công được đều phải sở hữu một website của riêng mình.
  • Cung cấp thông tin trên các trang rao vặt: Bạn có thể đăng tin rao vặt trên một số trang như chotot, raovat, rongbay….
  • Một cách tiếp thị hiệu quả khác đó là mở lớp dạy làm đồ handmade khi bạn có đầy đủ kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng bởi hiện nay giới trẻ có xu hướng thích tự tay làm đồ dùng cho bản thân. Việc mở lớp vừa giúp quảng cáo cho shop, vừa tăng thêm doanh thu nhờ việc bán nguyên liệu và quan trọng là hình thành được một cộng đồng những người đam mê, yêu thích làm đồ handmade.

6. Mẹo bán đồ handmade cực hiệu quả

Đi theo xu hướng của thị trường: Giới trẻ hiện nay chịu ảnh hưởng rất nhiều của các bộ phim Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan. Họ có xu hướng mua những vật dụng quen thuộc trong phim vì vậy đây sẽ là mỏ vàng cho bạn khai thác khi muốn bán đồ handmade. Điển hình như trào lưu mua Dream Catcher cuối năm 2013, chịu ảnh hưởng bởi bộ phim The Heir, rất nhiều cửa hàng handmade bày bán mặt hàng này. Bên cạnh đó các lớp dạy thiết kế Dream Catcher cũng được mở ra thu được lượng người học rất cao. Có thể nói chỉ trong 1, 2 tháng nhiều cửa hàng handmade thu được hàng chục triệu đồng nhờ đi theo xu hướng này.

Lập kế hoạch kinh doanh đồ handmade là bước vô cùng quan trọng

Khiến sản phẩm của mình thật sự nổi bật: Đây là điều cực kỳ quan trọng khi bạn muốn bán đồ handmade. Hãy tạo cho sản phầm của mình sự khác biệt so với những cửa hàng handmade xung quanh, mang đậm phong cách riêng. Ví dụ bạn có thể phóng to hoặc thu nhỏ sản phẩm đang hot trên thị trường. Cách làm này giúp những món đồ handmade của bạn không bị đụng hàng với đối thủ, đồng thời tạo sự thích thú với khách hàng. Bạn cũng có thể thay đổi nguyên liệu làm sản phẩm cho lạ hơn. Ví dụ như trước đây mọi người thường làm bằng kim loại thì bạn có thể chuyển sang làm bằng gỗ hay nhựa. Hoặc có thể vẽ hay in.

Trên đây là những kinh nghiệm bán đồ handmade cũng như cách lập kế hoạch kinh doanh đồ handmade mà Blog Sapo đã chia sẻ đến bạn. Hy vọng sẽ giúp cho cửa hàng handmade của bạn thành công và ngày càng phát triển nhé!

Bán đồ handmade online: Những kinh nghiệm quý báu bạn nên biết

4.9 (97.14%) 7 votes

Quản lý kho dễ dàng với Sapo POS

Không biết hàng hóa còn bao nhiêu trong cửa hàng? Để tình trạng này tiếp diễn hoặc sử dụng Sapo POS, quản lý hàng tồn kho chi tiết, tự động hoàn toàn

Dùng thử miễn phí ngay

Quản lý toàn bộ cửa hàng dễ như trở bàn tay với Sapo!

Khám phá ngay

Nguồn: Bán đồ handmade online: Những kinh nghiệm quý báu bạn nên biết