Từ 1 cửa hàng nhỏ bán đồ làm bánh online, sau hơn 3 năm Beemart đã phát triển thành chuỗi bán lẻ gồm 6 cửa hàng trên toàn quốc với số lượng hơn 1.000 đơn hàng mỗi ngày và doanh thu cả tỷ đồng mỗi tháng. Beemart đã chinh phục thị trường bán lẻ như thế nào? Cùng tìm hiểu chặng đường phát triển và những bí quyết tạo nên thành công của Beemart nhé!
Tống Thị Ngọc Ánh – CEO Beemart.vn đã gặt hái được nhiều thành công đáng ngưỡng mộ trong cộng động khởi nghiệp Việt khi nắm trong tay thương hiệu chuyên kinh doanh nguyên liệu và dụng cụ làm bánh với 6 cửa hàng trên toàn quốc. Nhưng ít ai biết rằng, để có được Beemart ngày hôm nay, Ngọc Ánh và những cộng sự của mình vượt qua rất nhiều sóng gió.
Ngọc Ánh quyết tâm khởi nghiệp lại từ đầu sau 3 dự án start-up không thành công
Chia sẻ về quá trình khởi nghiệp của mình, Ánh cho biết sau khi tốt nghiệp khoa Quản trị kinh doanh trường Đại học Ngoại thương, cô cũng đi làm thuê cho một số công ty như bao bạn bè đồng trang lứa khác. Tại đây, Ánh có cơ hội tham gia vào 2 dự án start-up nhưng đều không thành công. Vì vậy, cô quyết định nghỉ việc để xây dựng mô hình kinh doanh của riêng mình.
Vốn yêu thích vận hành, Ánh cùng với một số người bạn thành lập một start-up trong lĩnh vực giao nhận. Tuy nhiên, sau 6 tháng chính thức hoạt động, cả nhóm quyết định dừng lại vì nhận thấy khả năng và tiềm lực tài chính khi đó chưa phù hợp để phát triển mô hình này. “Bài toán giao hàng là bài toán vận hành lớn trong khi chúng tôi còn khá non nớt. Các đối thủ có hệ thống công nghệ tốt, quy trình đơn giản và nhanh chóng, còn mô hình của chúng tôi vẫn còn thô sơ và mang nhiều tính thủ công.”, Ánh bộc bạch.
Trải qua 3 dự án khởi nghiệp thất bại, nhưng cô gái 8X không hề nản lòng. Tự nhận mình là người lạc quan, Ánh quyết tâm tìm ra một ngách mới để kinh doanh. Vốn yêu thích làm bánh, Ánh nhận thấy cách đây 3 năm, rất khó để tìm được cửa hàng chuyên bán đồ làm bánh. Cô thường phải đến siêu thị hoặc nhiều cửa hàng khác nhau để mua cho đủ nguyên liệu. Đánh giá đây là thị trường tiềm năng phát triển, cô và 3 cộng sự từ những dự án start-up trước quyết định mở cửa hàng chuyên bán dụng cụ và nguyên liệu làm bánh, với số vốn ban đầu khoảng 50 triệu đồng.
Khởi đầu từ 1 căn phòng nhỏ có diện tích chưa đầy 20m2, lúc đó chủ yếu là bán hàng online, Ánh cùng các nhân viên kinh doanh tất bật với các đơn hàng, đóng gói, ship hàng… Ở phòng bên cạnh, một vài nhân viên khác hướng dẫn khách hàng cách làm bánh. Nhờ thường xuyên tổ chức các workshop hoặc chương trình dạy làm bánh miễn phí hoặc chi phí thấp, lượng khách đến với cửa hàng của cô ngày càng tăng. “Thuận lợi của ngành này là tỷ lệ khách hàng quay lại và giới thiệu bạn bè rất cao nếu dịch vụ và sản phẩm của bạn tốt.”, Ánh chia sẻ.
Công ty của cô thường xuyên tổ chức các sự kiện offline dành cho khách hàng
Cuối năm 2015, Ánh quyết định đầu tư mở thêm cửa hàng thứ 2. Địa điểm này có tổng diện tích lên đến 200m2, vừa là nơi bán hàng, vừa là văn phòng làm việc và nơi tổ chức các sự kiện cho khách hàng. “Trước khi mở mỗi cửa hàng, chúng tôi đều đặt ra mức doanh thu nhất định mà nó cần đạt được. Chỉ khi hoàn thành tốt mục tiêu đó, chúng tôi mới mở tiếp cửa hàng tiếp theo”, cựu sinh viên Ngoại thương nói.
Sau cửa hàng thứ 2, các cửa hàng khác lần lượt ra đời. Sau 3 năm, từ 1 cửa hàng nhỏ bán đồ làm bánh online, thương hiệu của Ánh đã phát triển thành chuỗi bán lẻ với tổng cộng 6 cửa hàng trên toàn quốc, gồm 3 cửa hàng tại Hà Nội, 2 cửa hàng tại TP. Hồ Chí Minh và 1 tại Đà Nẵng. Doanh thu từ bán hàng online và offline đạt hàng tỷ đồng/tháng, trong đó cao nhất là vào dịp Tết trung thu và Valentine, lợi nhuận duy trì ở mức 30%.
Ngoài việc bán trực tiếp tại cửa hàng, nhờ kinh nghiệm có được trong lĩnh vực thương mại điện tử, Ánh đẩy mạnh việc bán hàng đa kênh thông qua Nền tảng quản lý và bán hàng đa kênh Sapo. Theo Ánh, đây chính là sự khác biệt giúp cô cạnh tranh được với những nhà sản xuất lớn và tiếp cận được một lượng khách hàng khổng lồ trên tất cả các mặt trận.
Bên cạnh đó, việc ứng dụng tối đa công nghệ vào trong quy trình bán hàng đã giúp Ánh vận hành trơn tru chuỗi cửa hàng. Mới đây, Ánh quyết định áp dụng phương thức thanh toán qua QR Code cho toàn bộ các cửa hàng trong chuỗi bán lẻ của mình nhằm nâng cao trải nghiệm mua sắm cho khách hàng cũng như giúp cho việc quản lý bán hàng hiệu quả hơn.
Ứng dụng thanh toán qua QR Code cho cửa hàng của bạn
- Bạn đang kinh doanh và muốn hiện đại hóa quy trình bán hàng?
- Bạn muốn mang đến cho khách hàng 1 phương thức thanh toán nhanh chóng và bảo mật?
- Bạn muốn quản lý dòng tiền, đối soát chính xác, dễ dàng với mỗi đơn hàng?
Phương thức thanh toán QRCode mang lại trải nghiệm mua sắm liền mạch và hoàn toàn tự động với người mua hàng. Mỗi giao dịch đều được kiểm soát chính xác, nhanh chóng và tiện lợi, dễ dàng quản lý và đối soát doanh thu bán hàng.
Chia sẻ về bí quyết thành công, Ánh nói rằng đó chính là tinh thần làm việc của các nhân viên. “Chúng tôi không phải là những người quá giỏi nhưng chúng tôi hiểu nhau và luôn cùng cố gắng. Đặc biệt, đến mỗi đợt thi đua tinh thần làm việc của mọi người lên rất cao. Tất cả đều cố gắng hết sức để đạt được mục tiêu chung.”, nữ CEO 29 tuổi cho hay.
Ngoài ra, mỗi khi gặp khó khăn trong công việc, cô thường gặp gỡ và nói chuyện với các mentor (cố vấn) của mình. Họ là những người có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh và thường đưa ra cho cô những lời khuyên hữu ích để giải quyết vấn đề mà một người khởi nghiệp thường gặp phải.
Không dừng lại với những gì đã đạt được, cô chủ nhỏ vẫn kỳ vọng xây dựng thương hiệu của mình lớn mạnh hơn nữa. “Trong vòng 3 năm tới, kế hoạch của chúng tôi là mở được 10 cửa hàng tại Hà Nội và TP.HCM, và có thêm 5 cửa hàng tại các tỉnh thành khác. Đồng thời đội ngũ nhân viên của công ty sẽ không phải quá vất vả, có thể dành nhiều thời gian hơn cho cuộc sống cá nhân.”, Ánh bộc bạch.
5 (100%) 2 votes
Quản lý kho dễ dàng với Sapo POS
Không biết hàng hóa còn bao nhiêu trong cửa hàng? Để tình trạng này tiếp diễn hoặc sử dụng Sapo POS, quản lý hàng tồn kho chi tiết, tự động hoàn toàn
Dùng thử miễn phí ngay
Quản lý toàn bộ cửa hàng dễ như trở bàn tay với Sapo!
Khám phá ngay
Nguồn: 3 năm phát triển 7 cửa hàng, Beemart đã chinh phục thị trường bán lẻ thế nào?