Hướng dẫn người mới bắt đầu sử dụng từ khoá phủ định trong PPC

52

Để chiến dịch PPC của bạn sẽ trở thành một kênh tiếp thị có giá trị chứ không phải là một trò tiêu khiển, tiêu tiền vô nghĩa hãy loại bỏ những chiến dịch quảng cáo có số lần nhấp chuột bị lãng phí, không tạo ra chuyển đổi.

Bạn có thể đánh giá chiến dịch quảng cáo nào đang chạy tốt, và tiến hành loại bỏ những chiến dịch đang gây lãng phí ngân sách của mình bằng cách đánh giá điểm chất lượng, định dạng quảng cáo thử nghiệm A / B, xem xét lại các từ khoá của bạn. Hay một cách khác mà rất nhiều người biết nhưng lại thường sử dụng sai đó là thêm từ khóa phủ định vào các chiến dịch quảng cáo.

1. Từ khóa phủ định là gì?

Từ khóa phủ định hoàn toàn trái ngược với từ khóa mục tiêu của bạn, nó chính là các từ khóa bạn không muốn mẫu quảng cáo của bạn xuất hiện khi người dùng tìm kiếm nó. Bởi nó không mang lại giá trị chuyển đổi hay mang lại giá trị chuyển đổi quá thấp cho doanh nghiệp của bạn.

2. Khi nào bạn cần sử dụng từ khoá phủ định?

Google định nghĩa từ khóa phủ định là "Một loại từ khoá ngăn không cho quảng cáo của bạn bị kích hoạt bởi một từ hoặc cụm từ nhất định. Quảng cáo của bạn không được hiển thị cho bất kỳ ai đang tìm kiếm cụm từ đó. Đây cũng được gọi là kết hợp phủ định . "

Tùy từng dòng sản phẩm mà bạn đang kinh doanh, tùy từng phân khúc khách hàng mà bạn đang muốn hướng tới mà sẽ có cách sử dụng từ khóa phủ định khác nhau. Ví dụ như mặt hàng bạn đang bán là đồng hồ cao cấp, đồ nội thất cao cấp…, và phân khúc khách hàng bạn hướng tới là những người có thu nhập cao, giàu có thì khi đó từ khóa phủ định "rẻ" nên được sử dụng trong chiến dịch quảng cáo đồng hồ hay đồ nội thất của doanh nghiệp bạn.

Hoặc ví như với từ khóa mục tiêu mà doanh nghiệp bạn đang muốn chạy là "mứt tết", khi đó người dùng có thể tìm cách làm mứt tết và nơi bán mứt tết. Ở đây, nếu doanh nghiệp của bạn bán mứt tết thì cụm từ phủ định nên sử dụng trong trường hợp này là "cách làm".

3. Tôi nên nhập các từ khoá phủ định ở đâu?

Bạn có thể đã nhận thấy tab từ khoá phủ định khi bạn đang bận việc thêm từ khoá cho chiến dịch hoặc nhóm quảng cáo. Nó chính là tab nằm ngay cạnh tab 'từ khóa'!

Bạn có thể nhập từ khóa phủ định cấp chiến dịch để áp dụng từ khóa phủ định trong toàn bộ chiến dịch của bạn hoặc cách khác, bạn cũng có thể xác định chúng cho từng nhóm quảng cáo cụ thể tùy thuộc vào mức độ phức tạp của chiến dịch. Một trong những cách đơn giản nhất là chỉ cần chọn nhóm quảng cáo mà bạn muốn thêm các từ khoá phủ định vào.

Và cũng giống như từ khóa mục tiêu, từ khóa phủ định cũng có thể đối sánh chính xác, đối sánh mở rộng hay đối sánh cụm từ.

negative-keywords.{} ​

4. Tìm từ khoá phủ định.

Ngoài việc phải phân tích sản phẩm, tìm hiểu phân khúc khách hàng mà doanh nghiệp mình muốn hướng tới thì bạn nên tìm hiểu thêm về cả SEO. Bởi SEO và Google AdWords có quan hệ khá mật thiết với nhau. Nếu bạn đã thu thập và phân tích dữ liệu cho chiến dịch SEO, khi chạy quảng cáo bạn nên quan tâm đến những dữ liệu này. Bởi nó có thể tìm ra các từ khóa phủ định tiềm ẩn mà trang web của bạn đang xuất hiện trong tìm kiếm không phải trả tiền, mà vẫn chưa được đưa vào làm từ khóa phủ định trong chiến dịch AdWords.

KẾT LUẬN:

Thiết lập chiến dịch của bạn có thể là ưu tiên hàng đầu, nhưng mọi thứ sẽ thay đổi khi dữ liệu mới xuất hiện, thuật ngữ tìm kiếm khác nhau phát triển và đối thủ cạnh tranh thay đổi chiến thuật. Chính vì vậy, bạn nên thường xuyên kiểm tra chiến dịch AdWords (và cả từ khóa phủ định) của mình một cách thường xuyên.

Và đừng lãng phí tiền của chính mình cho các nhấp chuột qua các cụm từ tìm kiếm không liên quan đến bạn và doanh nghiệp của bạn, hay loại bỏ những nhấp chuột không tạo ra sự chuyển đổi.

Bài viết được dịch và chia sẻ duy nhất lên SEOMxh

NGUỒN:https://searchenginewatch.com/2018/01/29/a-beginners-guide-to-using-negative-keywords-in-ppc/​

A beginner’s guide to using negative keywords in PPC | Search Engine Watch

In order to make the most of your PPC investment, you need to make use of both common sense and data to constantly tailor your ads. One of the ways to do this
searchenginewatch.com