Bí quyết tối ưu trang Thanh toán trên website giúp bạn không đánh mất khách ở bước cuối cùng

77
Bí quyết tối ưu trang Thanh toán trên website giúp bạn không đánh mất khách ở bước cuối cùng

Bạn sắp chốt được đơn hàng. Khách đã muốn mua sản phẩm của bạn. Họ cho sản phẩm vào giỏ hàng và click vào nút “Mua ngay” thần thánh. Hãy hướng dẫn họ đi đến Trang thanh toán và khiến quá trình này diễn ra thật mượt mà. Dưới đây là một vài cách để cải tiến Trang thanh toán trên website, giúp bạn không để mất khách hàng ngay tại bước quan trọng này.

1. Cho khách biết tiến trình thanh toán

Điều đầu tiên bạn cần làm là nói cho khách biết họ đang ở đâu trong quá trình thanh toán. Thông thường quy trình lấy thông tin ở bước này không quá nhiều, bạn nên hiển thị tất cả các đầu mục khách cần điềm vào trên 1 màn hình. Phần nào là “Bắt buộc” nên có chú thích để khách không bỏ qua rồi phải quay lên điền lại lần nữa. Điều này giúp khách biến được chính xác họ cần cung cấp những thông tin nào và theo cách chuẩn xác nào.

Khi bắt đầu quá trình thanh toán, bạn có thể cung cấp cho khách hàng cái nhìn tổng quan về các sản phẩm họ muốn mua. Tất nhiên, điều này giống như tổng quan về Giỏ hàng. Có một vài yếu tố được yêu cầu ở đây:

  • Hình ảnh sản phẩm: Thậm chí chỉ một hình nhỏ để xác nhận với khách hàng sản phẩm trong giỏ hàng.
  • Giá cả: Không chỉ là giá của một mặt hàng, mà còn cả số lượng mặt hàng và tổng giá.
  • Chi phí bổ sung: Ví dụ như chi phí vận chuyển. Không nên có thêm chi phí bất ngờ sau khi đã hoàn tất tổng quan về giỏ hàng.
  • Tùy chọn thanh toán: Để khách hàng biết họ có thể thanh toán bằng cách thuận tiện với họ nhất.
  • Dấu hiệu bảo mật: Như ổ khóa màu xanh lá cây và biểu tượng chứng chỉ SSL ngay bên dưới phần tổng quan về giỏ hàng.

2. Cung cấp chức năng mua hàng không cần đăng nhập

Không phải khách hàng nào cũng muốn đăng nhập khi mua hàng, đặc biệt là khách hàng lần đầu tiên mua tại website của bạn. Ho đưa ra quyết định mua hàng rất nhanh và đổi ý cũng rất nhanh nếu thấy một điều gì đó mà họ nghĩ là “phiền toái”. Vì vậy bạn nên bắt lấy ngay lúc họ vẫn còn ý định mua hàng bằng cách cung cấp tính năng cho phép khách hàng điền thông tin trực tiếp để tạo đơn hàng. Điều này còn giúp những người lớn tuổi, không rành kỹ thuật vẫn có thể đặt mua hàng thành công.

Tất nhiên, đừng hỏi khách quá nhiều thông tin (một dạng khác của sự “phiền toái”. Hãy đảm bảo làm cho biểu mẫu càng ngắn càng tốt với các thông tin cơ bản để bạn xác nhận đơn hàng và giao hàng chuẩn xác.

3. Cho phép khách đăng nhập nhanh bằng các tài khoản Facebook, Google

Đối với những khách hàng trẻ tuổi, họ không thích điền form khi mua sắm. Họ đã quá quen với việc đăng ký hay đăng nhập một website nào đó bằng tài khoản Facebook hay Google. Vì vậy, việc đăng ký thủ công và xác nhận một lần nữa qua email/sdt sẽ khiến khách hàng cảm thấy rắc rối và từ bỏ việc mua sắm.

Với ứng dụng Social Login trên website Haravan, bạn hoàn toàn có thế giúp khách hàng đăng ký và đăng nhập đơn giản để mua sản phẩm. Social Login cho phép người mua trên website của bạn đăng nhập mua hàng bằng các tài khoản như Facebook, Gmail. Bạn có thể dễ dàng biết được tên và email của người mua ngay khi họ vừa đăng nhập. Tính năng này cực kỳ hữu ích khi khách hàng có thể mua hàng nhanh chóng, thông tin được ghi nhận chính xác, giảm nguy cơ đơn hàng “ảo”.

4. Thanh toán và giao hàng

Giúp khách hàng thanh toán dễ dàng bằng các tùy chọn thanh toán như Thanh toán khi giao hàng (COD), thanh toán online qua ví điện tử và cổng thanh toán quốc tế. Tất nhiên, những nhà cung cấp dịch vụ thanh toán phải thực sự là những cái tin đáng tin cậy và có độ phổ biến nhất định. Chúng sẽ thay đổi tùy thuộc vào cửa hàng và khách hàng của bạn.

Hiện nay, website Haravan đã tích hợp sẵn 13 cổng thanh toán phổ biến nhất như thanh toán qua thẻ ATM, Momo, Zalo Pay, PayPal,… kết hợp với hình thức COD, giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn hình thức thanh toán phù hợp nhất, gia tăng trải nghiệm người dùng.

5. Tự động cập nhật ưu đãi cho khách khi đơn hàng đạt điều kiện

Các shop thường có các chương trình ưu đãi để khuyến khích khách mua và mua nhiều hơn nữa. Miễn phí giao hàng khi đơn hàng đạt một/một vài điều kiện nhất định là cách thức giúp nhà bán hàng upsell hiệu quả. Ví dụ, chính sách giao hàng có thể là: “Miễn phí vận chuyển cho đơn hàng trên 300k nội thành, trên 700k ngoại thành”. Nhà bán hàng cần một trang Thanh toán với hệ thống bên trong có thể nhận diện đơn hàng nào đạt đủ điều kiện để tự động trừ đi phí vận chuyển. Không cần người mua phải nhập mã hay người bán phải thao tác rắc rối sau này.

Hay như chương trình giảm giá khi mua một sản phẩm nhất định. Ví dụ: “Đơn hàng trên 500k có chứa sản phẩm A sẽ được giảm ngay 10%”. Lúc này, hệ thống xử lý cần phải lọc các điều kiện thật nhanh để tính toán số tiền mà khách cần trả. Khách hàng nhận được ưu đãi đúng mong đợi và nhanh chóng hoàn thành đơn đặt hàng.

Trên đây là những gợi ý mà Haravan dành cho bạn để tối ưu trải nghiệm khách hàng ở trang Thanh toán, bước cuối cùng của hành trình thuyết phục khách mua hàng thành công. Hi vọng đã mang đến những thông tin hữu ích cho bạn.

Nếu bạn chưa có website và muốn bắt đầu xây dựng ngay kênh bán cực hữu ích này, bạn có thể cân nhắc về nền tảng website tại Haravan.

Website Haravan đã tích hợp đủ mọi tính năng (thanh toán, giao hàng, bảo mật, báo cáo, livechat,…) để bán hàng ngay. Kết nối với các sàn lớn như Shopee, Lazada, Tiki… để quản lý bán hàng đa kênh tiện lợi và tăng trưởng vượt bậc. Haravan mang đến hơn 200 giao diện đẹp mắt phù hợp với nhiều ngành nghề kinh doanh. Website thân thiện với mọi thiết bị di động, chuẩn SEO, miễn phí hosting và băng thông không giới hạn giúp tối ưu tốc độ tải trang. Quản lý dễ dàng và hiệu quả mà không cần phải có kiến thức lập trình hay thiết kế. Đội ngũ support tại Haravan luôn sẵn sàng hỗ trợ 24/7 trong suốt quá trình sử dụng website tại Haravan.

Vẫn còn rất nhiều tính năng vượt trội khác từ nền tảng website Haravan. Bạn có thể tạo website cho shop của mình và dùng thử hoàn toàn miễn phí ngay.


Nguồn: Bí quyết tối ưu trang Thanh toán trên website giúp bạn không đánh mất khách ở bước cuối cùng