10 mẹo giúp cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng chuyển đổi trên website

22
10 mẹo giúp cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng chuyển đổi trên website

Một trong những vấn đề của các website thương mại điện tử là làm sao để tăng chuyển đổi từ visitor thành khách hàng của mình. Không quan trọng bạn có bao nhiêu visitors, bạn cần cố gắng tạo ra những trải nghiệm tốt nhất vì tất cả những người ghé thăm website của bạn đều có khả năng mua những sản phẩm bạn trưng bày trên đó.

Có tới 96% khách hàng rời khỏi website mà không mua hàng. Khách hàng thích tìm cửa hàng trên các công cụ tìm kiếm nhưng không sẵn sàng chi tiền. 70% khách hàng rời khỏi giỏ hàng mà không thanh toán và 49% khách hàng mua hàng sau khi truy cập vào website của bạn 2 – 3 lần trước đó. Hãy nghĩ tất cả những người truy cập là một cơ hội và tận dụng để tiếp thị lại.

Tuy nhiên, rất nhiều nhà bán hàng có vấn đề về sự trải nghiệm khách hàng trên website dẫn đến việc khách hàng dễ bị thiếu niềm tin vào những gì trưng bán trên đó.

Đứng vào vai trò là người mua hàng, bạn có thể rất thích một sản phẩm abc, bạn tìm kiếm thông tin về sản phẩm đó trên các công cụ tìm kiếm, tuy nhiên lại e ngại và không sẵn sàng chi những đồng tiền bạn khó khăn mới có được, trừ khi bạn tin vào người bán hàng, tin vào sản phẩm họ đang bán.

Đó là lý do bạn cần tạo trang web đáng tin tưởng nhất có thể. Cùng xem 10 mẹo giúp cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng chuyển đổi trên website dưới đây.

1. Tạo trang giới thiệu thật chi tiết

Điều này cực kì cần thiết. Khách hàng sẽ không bao giờ mua hàng từ một website không có lịch sử rõ ràng. Một cửa hàng không có địa chỉ trông sẽ rất mờ ám và khó làm khách hàng tin tưởng. Luôn luôn thêm địa chỉ và nơi xuất xử cửa hàng của bạn sẽ giúp tăng lòng tin nơi khách hàng hơn. Nhưng đừng dừng ở đó: bạn có thể nói thêm về cửa hàng của bạn và về những điều bạn sẽ làm cho khách hàng thích thú.

Bạn có những câu chuyện về cửa hàng của mình? Điều gì đã khiến bạn bắt đầu kinh doanh những sản phẩm này? Đó là những điều bạn có thể thêm vào trang giới thiệu trên website. Khách hàng thích biết về người bán sản phẩm họ sẽ mua. Từ đó sẽ giúp họ tin hơn vào sản phẩm của bạn.

2. Thêm link liên kết các kênh truyền thông đáng tin cậy vào website

Bây giờ khách hàng đã biết về bạn, hãy làm dễ dàng nhất để họ có thể liên hệ với bạn bằng cách thêm thông tin liên hệ của bạn như địa chỉ email, số điện thoại… Làm ơn đừng dùng địa chỉ email cá nhân hoặc địa chỉ gmail, nó trông có vẻ không đáng tin cậy. Hãy đầu tư 1 tên miền cho website của bạn và tạo email với tên miền đó. Nếu bạn có một cửa hàng với tên Thú Cưng (tên miền thucung.com), khách hàng có thể liên hệ với bạn qua email info@thucung.com. Việc này rất quan trọng và nó tạo ra sự khác biệt.

Một trong những cách đơn giản nhất để khách hàng liên hệ với bạn là tạo form liên hệ trên website. Khách hàng sẽ dễ dàng điền các thông tin của họ và vấn đề họ cần bạn hỗ trợ. Việc này cũng tăng sự uy tín cho website của bạn.

Bạn cũng có thể thêm các kênh giao tiếp tức thời như số điện thoại hoặc kênh chat. Đặc biệt, chatbot là kênh giao tiếp đang được ưa chuộng hiện nay, nó giúp bạn phản hồi khách hàng nhanh chóng và real-time bằng các kịch bản được xây dựng sẵn. Tuy nhiên, hãy cân nhắc đến việc thêm các kênh giao tiếp tức thời vào website, nếu khách hàng đã liên hệ với bạn qua các kênh này và không nhận được phản hồi sẽ làm giảm uy tín của bạn rất nhiều.

3. Thêm link liên kết các kênh truyền thông đáng tin cậy vào website

Mang đến cho khách hàng những thông tin họ cần khi họ đang cân nhắc mua sản phẩm của bạn. Không chỉ các thông tin về sản phẩm, một khi đã hứng thú với sản phẩm của bạn, khách hàng sẽ quan tâm nhiều hơn đến các thông tin khác như chính sách mua hàng, điều kiện vận chuyển và chi phí vận chuyển. Đó là những thông tin bạn phải thể hiện rõ ràng trên website. Khách hàng không tìm thấy được những thông tin họ cần có thể họ sẽ rời bỏ khỏi giỏ hàng ngay trước khi mua hàng.

4. Tập trung vào phần mô tả sản phẩm


Mô tả chi tiết sản phẩm cực kỳ quan trọng cho các website bán hàng. Thường mô tả sản phẩm sẽ bao gồm các thuộc tính của sản phẩm. Tuy nhiên, như vậy chưa đủ, bạn cần nói cho khách hàng biết về những sản phẩm dành cho họ. Hãy cho họ cảm nhận được rằng họ cần sản phẩm đó ngay bây giờ. Hãy cố gắng nghĩ về lý do khách hàng cần phải có sản phẩm đó. Nó có hữu dụng không? Mô tả những cái bạn có thể mang lại cho họ, tại sao họ nên mua sản phẩm này.

Đừng sử dụng những mô tả chung chung từ nhà sản xuất, nó sẽ không tạo sự khác biệt và đủ hấp dẫn, hãy biến tấu những phần mô tả đó thành của riêng cửa hàng bạn sẽ giúp bạn thu hút khách hàng hơn.

5. Mô tả cấu trúc sản phẩm

Hãy để ý đến độ dài và số lượng ký tự trong phần mô tả sản phẩm. Nếu nó quá ngắn, khách hàng không đủ thông tin về sản phẩm bạn đang bán. Nhưng nếu nó quá dài, khách hàng sẽ ngán ngẩm việc xem hết thông tin. Hãy đứng ở vai trò bạn là một khách hàng. Hãy nghĩ về những thông tin bạn cần về sản phẩm bạn sẽ mua. Những sản phẩm đơn giản và rẻ có thể không cần mô tả dài nhưng nếu là những sản phẩm đắt tiền, khách hàng sẽ quan tâm đến rất nhiều chi tiết trước khi quyết định mua.

Hãy xây dựng một cấu trúc sản phẩm với kiểu menu thả xuống. Nó sẽ giúp khách hàng tập trung vào những thông tin chính và sau đó có thể click vào xem chi tiết trên từng thông tin đó.

6. Chất lượng hình ảnh sản phẩm

Bán hàng online chính là bán hình ảnh của sản phẩm đó. Tuy nhiên, rất nhiều chủ shop lại không để ý đến chất lượng hình ảnh sản phẩm họ đưa lên website, điều này dễ khiến khách hàng không hứng thú với những gì bạn đang bán. Một khi họ cảm thấy hình ảnh sản phẩm không đẹp, không đủ chất lượng, không được đầu tư, họ khó có thể tin vào những gì bạn đang bán và tất nhiên, họ cũng không quay lại website của bạn sau khi rời đi. Hãy dùng hình ảnh chất lượng. Hãy xem nó dưới con mắt khách hàng. Bạn có muốn mua những sản phẩm như vậy? Đừng bao giờ dùng những hình ảnh sản phẩm không hoàn hảo, khách hàng thực tế còn khó hơn so những gì bạn suy nghĩ.

7. Thêm phần đánh giá sản phẩm vào website

Khách hàng thường xem đánh giá của những người mua sản phẩm trước đó trước khi quyết định mua hàng. Đó là lý do bạn nên có và khuyến khích khách hàng để lại các đánh giá sản phẩm trên website của bạn.

Việc đánh giá cũng là công cụ hữu ích giúp chủ cửa hàng cải thiện chất lượng, dịch vụ của mình hơn. Hãy cho hiển thị những đánh giá tích cực, phản ứng của khách hàng, bao nhiêu người thích thú với sản phẩm của bạn? Khách hàng sẽ tìm kiếm những đánh giá sản phẩm. Bằng cách thêm phản ứng của khách hàng vào trang, bạn sẽ làm cho họ thích thú và nhiều khả năng quyết định mua sản phẩm của bạn hơn.

Tham khảo ứng dụng Đánh giá sản phẩm tại đây

8. Tối ưu nút Call-to-action

Không một ai thích những điều phức tạp, đặc biệt khi họ mua sắm. Hãy làm website của bạn trở nên dễ dàng nhất có thể. Cách đơn giản nhất là hãy tối ưu các nút kêu gọi hành động (CTA) trên site của bạn. Đó là cách bạn khuyến khích khách hàng của bạn mua hàng.

Nút CTA nên nổi bật trên trang và tạo cảm giác tự nhiên nhất để khuyến khích khách hàng mua hàng. Ưu tiên nút CTA phải có màu khác biệt trên trang và làm sao để khi khách hàng đi tới trang chi tiết sản phẩm, nút CTA phải là điều đầu tiên họ nghĩ tới hoặc nhìn thấy.

9. Giảm thiểu sự phân tán thị giác

Một khi khách hàng đã đi đến trang chi tiết sản phẩm, nên tránh làm xao lãng họ. Bạn muốn họ nhìn thấy sản phẩm, thấy các thông tin họ cần và nút kêu gọi hành động. Hãy cố gắng tạo trang chi tiết sản phẩm rõ ràng nhất có thể. Hãy thử xem lại mọi thứ bạn đang có trên trang chi tiết sản phẩm và tự hỏi bản thân: khách hàng đang cần thứ gì hoặc họ không cần, bạn có thể xóa những thông tin đó đi.

10. Đừng quên remarketing tới khách hàng

Một sự thật là khi khách hàng rời khỏi website của bạn mà không mua bất cứ thứ gì thì có thể họ sẽ quên thương hiệu của bạn. Phần lớn khách hàng không mua hàng ở những lần đầu truy cập. Bạn cần phải tiếp thị lại tới họ. Khách hàng tìm kiếm đến sản phẩm của bạn vì họ thực sự biết về bạn. Dùng tiếp thị lại để nhắc nhớ họ về các sản phẩm họ cần. Đây thực sự là một hình thức quảng cáo thành công nhất từ trước đến nay.

Nguồn: roihunter.com



Xem thêm bài viết tương tự:

  • 10 mẹo quảng cáo video trên facebook và instagram cho thương mại điện tử
  • Chatbot – người kế vị hoàn hảo của Email Marketing


Nguồn: 10 mẹo giúp cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng chuyển đổi trên website