Các loại giấy phép môi trường

77

Giấy phép môi trường có thể hiểu là giấy do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp, cho phép tổ chức, cá nhân được quyền thực hiện một hoặc một số hoạt động bảo vệ môi trường nào đó, đến thời điển hiện nay.

Giấy phép môi trường có thể hiểu là giấy do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp, cho phép tổ chức, cá nhân được quyền thực hiện một hoặc một số hoạt động bảo vệ môi trường nào đó, đến thời điển hiện nay có một số loại giấy phép như sau:

Giấy phép khai thác nước dưới đất – Thẩm quyền cấp, gia hạn, thay đổi thời hạn, điều chỉnh nôi dung, đình chỉ hiệu lực và thu hồi giấy phép được quy định tại điều 13 của Nghị định số 149/2004/NĐ- CP ngày 27 tháng 7 năm 2004 về Quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước.

Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước: do Cục Quản lý Tài nguyên nước thuộc Bộ tài nguyên và Môi trường (chịu trách nhiệm tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép do Bộ tài nguyên và Môi trường cấp) và Sở Tài nguyên và Môi trường (chụ trách nhiệm tiếp nhận và quản lý hồ sơ giấy phép do Ủy ban nhân dân tỉnh cấp), nhằm mục đích quản lý việc xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi của các tổ chức và cá nhân thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh (giấy phép này quy định số lượng nước thải, chất lượng nước thải sau khi đã xử lý, nguồn nước tiếp nhận nước thải, vị trí xả thải vào nguồn nước).

Đây là một trong những giấy phép có lên quan đến hầu hết các doanh nghiệp thuộc mọi nghành nghề. Liên quan đến giây phép này còn có một số giấy phép hoặc đăng ký, cam kết….như sau:

  • Giấy phép nghiệm thu công trình xử lý nước, khí thải.
  • Giấy phép nghiệm thu môi trường tổng thể.
  • Sổ chủ nguồn thải ( sổ chủ nguồn thải là nhà quản lý môi trường nắm toàn bộ quy trình xử lý rác thải nguy hại của các đơn vị, doanh nghiệp.)
  • Cam kết bảo vệ môi trường (Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án không thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược và báo cáo đánh giá tác động môi trường thì phải lập Bản cam kết bảo vệ môi trường.)
  • Đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường.
  • Báo cáo giám sát môi trường định kỳ ( nhằm mục đích  ngăn chặn các hậu quả xấu về môi trường do sản xuất và dịch vụ gây ra.)
  • Đánh giá tác động môi trường ( là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo ảnh hưởng đến môi trường  của các dự án quy hoạch, phát triển kinh tế – xã hội của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học kỹ thuật, y tế, văn hóa, xã hội, an ninh,quốc phòng và các công trình khác, đề xuất các giải pháp thích hợp về bảo vệ môi trường.)

Giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại cấp cho tổ chức, cá nhân hành nghề vận chuyển, xử lý, tiêu hủy chất thải rắn nguy hại – được quy định tại Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ tài nguyên và Môi trường – Hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, câp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại. Trong đó có quy định về thẩm quyền cấp, điều chỉnh Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, cấp, gia hạn, điều chỉnh và thu hồi Giấy phép quản lý chất thải nguy hại và các phụ lục mẫu về đơn đăng ký, sổ đăng ký…….